Cảm nhận vẻ đẹp người lính Tây Tiến qua bài thơ Tây Tiến


Cảm nhận vẻ đẹp người lính Tây Tiến qua bài thơ Tây Tiến

Bài làm

Quang Dũng là nhà thơ khoác áo lính với một hồn thơ hào hoa, trung hậu. Xúc cảm về thời đại kháng Pháp hào hùng của dân tộc là chất xúc tác cho ngòi bút ông viết bài thơ “Tây Tiến”. Đó là nỗi nhớ về nơi núi non mù sương, về những đêm hành quân không biết mệt, và về cả những người lính đã cùng kề vai sát cánh. Vẻ đẹp người lính hiện lên trong bài thơ là bản hòa ca của nét hào hùng và chất hào hoa, của thiên nhiên và của cả tâm hồn người.

“Tây Tiến” là bài thơ được Quang Dũng sáng tác ở làng Phù Lưu Chanh sau khi chuyển công tác đến đơn vị khác. Bài thơ viết trong nỗi nhớ và hoài niệm của nhà thơ về những ngày còn gắn bó, về núi rừng thiên nhiên Tây Bắc và đặc biệt là những người lính gắn bó từ thuở ban đầu.

Những người thanh niên khoác lên mình màu áo lính xanh cũng là khoác lên những phẩm chất truyền thống của người lính: hào hùng, bi tráng. Ngay từ những câu thơ đầu, hoàn cảnh xuất hiện người lính đã mang những nét phi thường, thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ của núi rừng hiểm trở, với “Sài Khao sương lấp”, với những con dốc “khúc khuỷu”, sâu “thăm thẳm”. Trên cái nền của nơi núi hoang dã hiểm nguy ấy, người lính Tây Tiến hiện lên thật lẫm liệt với ý chí quyết tâm rực cháy, với đôi chân “mỏi” những vẫn bước, đạp bằng mọi gian khổ. Nét hào hùng còn được thể hiện rất rõ qua vẻ bề ngoài:

>> Xem thêm:  Thuyết minh về chiếc xe đạp, bài văn mẫu về xe đạp của em

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Không mọc tóc, nước da xanh là do những cơn sốt rét rừng. Chữ “không mọc tóc” đã khắc họa một tư thế chủ động, người lính tựa như chủ động không mọc tóc chứ không phải do bệnh tật. Nước da xanh do bệnh nhưng không ốm yếu tiều tụy mà lại quật lên sức mạnh: “dữ oai hùm”. Khó khăn gian khổ nhưng cũng không ngăn được họ tiến lên, đôi mắt vẫn đầy mộng lập công, mộng giải phóng, mộng tự do. Người lính Tây Tiến không chỉ mang ý chí quyết tâm vượt khó mà còn hào hùng bởi khí phách, tư thế hiên ngang trước cái chết:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Những nấm mồ rải rác nơi biên cương là hiện hữu cho cái chết, đã bao người lính vùi mình xuống đất dọc đường hành quân. Câu thơ sử dụng những từ Hán Việt, gợi sự trang trọng, làm cho cái chết trở thành một hi sinh cao cả, những ngôi mộ “rải rác” trở thành những mộ chí tôn nghiêm. “Áo bào” thực ra chỉ là manh áo nâu, nhưng cái chết cao cả đã khiến người lính, cả chiếc áo đắp tạm trở nên trang trọng và thiêng liêng. Tiếng gầm của sông Mã chính là tiếng gầm bi tráng trước sự ra đi của người lính. Cái chết của người lính như có sức cảm hóa thiên nhiên. Người lính một khi đã ra đi thì cũng khắc ghi trong tim một lời thề gắn bó, một lời thế quyết chiến mặc gian khổ:

>> Xem thêm:  Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ lớp 10

“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”

Họ quyết chiến ra đi, thà chết không lui. Họ không chỉ mang theo hơi thở thời đại mà còn mang dáng dấp của những chinh phu tráng sĩ thuở xưa.

Những người lính ấy, họ xuất thân là những chàng trai đất Hà Thành. Họ trẻ tuổi nên cũng trẻ lòng, tâm hồn họ lãng mạn và hào hoa. Dù chiến đấu trong môi trường khắc nghiệt, không còn là đất thủ đô mà là nơi núi rừng đầy cạm bẫy, nhưng học vẫn nhạy cảm phát hiện ra vẻ đẹp khuất lấp sau cái hiểm nguy ấy. Đó là sự hùng vĩ, là sương, là mưa nên thơ. Đó là những đêm hội đuốc hoa rực sáng:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

Đoạn thơ dẫn người đọc vào không gian đầy ánh sáng, những cô em gái xúng xính trong những bộ xiêm áo, tâm hồn người lính cũng thả theo khúc nhạc mênh mang. Chữ “kìa” thể hiện tâm trang nhạc nhiên nhưng cũng đầy vui sướng. Chỉ có những tâm hồn lãng mãn, tâm hồn giàu chất thơ thì mới có được những xúc cảm và quan sát tinh tế như thế. Họ trẻ lòng, nên họ không chỉ mang giấc mộng lập công mà còn đầy áp giấc mộng giai nhân: “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. “dáng kiều thơm” chính là dáng dấp người con gái, mơ về Hà Nội là mơ về những cô gái yêu kiều thướt tha.

>> Xem thêm:  Trong đoạn kết của truyện ngắn Bến quê, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường: Anh... đó. Viết đoạn văn ngắn (8 - 10 câu) nêu ý nghĩa hành động trên của nhân vật này

Người lính Tây Tiến hiện ra vừa mang nét đẹp hào hoa lại vừa mang nét hào hùng. Từ vẻ ngoài cho đến tâm hồn, họ trẻ nên họ ôm nhiều giấc mộng, họ trẻ nhưng không yếu đuối mà quật lên một sức mạnh kiên cường, một í chí quyết tâm. Tâm hồn kiên cường ấy được nuôi dưỡng bằng xúc cảm lãng mạn. Đó là nét đẹp của đoàn quân Tây Tiến và cũng là nét đẹp của một thời đại kháng chiến của dân tộc.

Bài viết liên quan