Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ qua hai bài thơ Tự tình 2 và Thương vợ


Cuộc sống và thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa và nay là chủ đề hấp dẫn thu hút sự quan tâm và khám phá của nhiều cây bút tài năng. Cùng viết về chủ đề người phụ nữ, bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương và “Thương vợ” của Trần Tế Xương đã mang đến cho độc giả nhiều cảm nhận sâu sắc về thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa.

Tự tình của nhà thơ Hồ Xuân Hương đã mượn tâm sự của một người phụ nữ để khắc họa về số phận bất hạnh, khát khao hạnh phúc nhưng thực tại tàn nhẫn lại đẩy con người vào nỗi tuyệt vọng, cô đơn đến cùng cực:

“ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non”

Nhà thơ Hồ Xuân Hương đã sử dụng bút pháp tả thực để miêu tả sự cô đơn, buồn bã của người phụ nữ trong đêm khuya tịch mịch, trống trải. “Hồng nhan” chỉ một người con gái đẹp, thế nhưng động từ “trơ” được đảo lên đầu câu lại gợi ra hiện thực chua sót, bẽ bàng với những nỗi cô đơn và tâm sự chất chồng trong đêm khuya.

Từ câu chuyện, tâm sự riêng của bản thân mình nhưng nữ sĩ gợi cho người đọc liên tưởng về số phận chung của rất nhiều người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến thối nát. Có rất nhiều những người phụ nữ xinh đẹp, khát khao hạnh phúc như Hồ Xuân Hương nhưng phải chịu số phận bất hạnh vì quan niệm trọng nam khinh nữ. Nam giới có thể tam thê tứ thiếp mà người phụ nữ lại chẳng thể tự lựa chọn hạnh phúc cho mình nên số phận, hạnh phúc của họ hoàn toàn nằm trong tay kẻ khác.

>> Xem thêm:  Một số thanh niên hiện nay vẫn cho rằng: “Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc”. Hãy dùng lập luận bác bỏ để phản bác tư tưởng đó

Để quên đi thực tại đau lòng, Hồ Xuân Hương đã mượn đến rượu giải sầu nhưng hơi men không làm nữ sĩ quên đi tất cả mà càng khắc sâu hơn về sự tủi hờn, cô đơn của mình.

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tàn

Hình ảnh vầng trăng bóng xế không chỉ gợi ra thời gian đêm khuya, không gian vắng lặng mà còn là hình ảnh ẩn dụ cho một mối nhân duyên không trọn vẹn mà tuổi xuân cứ lạnh lùng trôi qua:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đã mấy hòn”

Câu thơ đã thể hiện sự bất bình của nhà thơ đối với số phận hẩm hiu, bất hạnh của mình đồng thời thể hiện khát vọng vượt thoát mạnh mẽ khỏi hoàn cảnh trêu ngươi, thách thức sức chịu đựng của con người ấy.

Thương vợ của nhà văn Trần Tế Xương lại xây dựng hình ảnh người vợ tần tảo, chịu thương chịu khó hi sinh cả cuộc đời vì chồng, vì con:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Cuộc sống của bà Tú là một chuỗi những ngày vất vả lặp đi lặp lại từ tháng này qua năm khác. Để nuôi sống gia đình, bà Tú đã phải làm việc cực nhọc để nuôi “năm con với một chồng”. Nhà thơ Tế Xương đã mượn hình ảnh thân cò lặn lội để làm nổi bật lên vẻ đẹp chịu thương chịu khó của bà Tú đồng thời cũng thể hiện sự xót xa khi một người đàn bà yếu đuối phải vận lộn trong công việc buôn bán xô bồ, nơi ẩn lấp bao hiểm nguy. Những công việc nặng nhọc ấy lẽ ra dành cho người đàn ông, người chồng người trụ cột trong gia đình nhưng vì thương chồng, thương con mà bà Tú phải gánh lấy nhưng lại không có một lời oan trách.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Đất nước trích Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm

“Một duyên hai nợ âu đàn phận

Năm nắng mười mưa dám quản công”

Cuộc sống dù gian truân, khổ cực đến đâu nhưng bà Tú vẫn chấp nhận mà không than thở, oán trách vì mối duyên nợ sâu nặng, vì tình thương chồng, con không điều kiện. Câu thơ không chỉ thể hiện được phẩm chất đẹp đẽ của bà Tú và những người phụ nữ Việt mà còn thể hiện sự trân trọng, yêu thương của nhà thơ đối với người vợ, những người phụ nữ trong xã hội xưa.

Càng thương vợ bao nhiêu, Tú Xương càng day dứt vì sự bất lực, vô dụng của bản thân khi không thể chia sẻ những gánh nặng cuộc sống với vợ, đồng thời càng lên án xã hội phong kiến đen tối đã đẩy con người vào những hoàn cảnh chẳng thể lựa chọn:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng nư không”

Như vậy, qua hai bài thơ “Tự tình” và “Thương vợ” chúng ta có cái nhìn chân thực, rõ nét hơn về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa, đồng thời cũng thấy được những vẻ đẹp phẩm chất và khát khao hạnh phúc chính đáng của họ.

Bài viết liên quan