Phân tích nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.


Phân tích nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Nói đến Nguyễn Tuân chúng ta biết rằng ông là nhà văn lớn của van học Việt Nam trong thời kì hiện đại. Hơn nửa thế kỉ cầm bút, nhà văn luôn trăn trở kiếm tìm cái đẹp trong cuộc sống của con người. Sự nghiệp của ông trước cách mạng tháng Tám theo ba đề tài chính: vang bóng một thời, chủ nghĩa xê dịch và đời sống trụy lạc. Có lẽ đề tài mà ông luôn trăn trở hơn cả là Vang bóng một thời, đây vừa là đề tài vừa tập truyện lớn nhất của ông. Nổi bật hơn cả là tác phẩm “chữ người tử tù”. Cái hay cái đẹp trong truyện chính là sự kết tinh nhân vật Huấn Cao. Có thể nói nhân vật Huấn Cao là nhân vật đẹp nhất trong cuộc đời viết văn của Nguyễn Tuân. Bằng ngòi bút tinh tế và cái nhìn nhạy cảm của mình, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao với vẻ đẹp tài hoa, khí phách siêu phàm, hiên ngang mà lại trong sáng. Và cũng chính qua tác phẩm này người đọc đã thấy được quan niệm của Nguyễn Tuân trong việc tìm kiếm cái tài cái đẹp trong cuộc đời.

Trước hết đọc tác phẩm “chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân người đọc phải thấy được hình tượng nhân vật Huấn Cao. Phải chăng nhân vật Huấn Cao được khơi gợi từ một nguyên mẫu trong lịch sử nước nhà đó chính là Cao Bá Quát. Ông là một văn sĩ nổi tiếng dưới triều nhà Nguyễn, trong ông luôn tồn tại bất diệt khí phách, tính cách ngang tàn của một con người công danh, tiếng tăm cho đời. Và ông cũng để lại cho đời câu nói nổi tiếng “nhất sinh đê thủ bái hoa mai”. Trước binh tài tướng giỏi uy quyền, trước mọi hoàn cảnh nhưng ông không biết run sợ bái phục mà ông chỉ thực sự bái phục trước sự tinh khiết, trong sáng của hoa mai. Chính con người kì diệu này đã khơi nguồn cảm hứng để nhà văn xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao. Tuy nhiên hiện lên trong những trang văn của Nguyễn Tuân thì Huấn Cao vẫn là nhân vật văn học được xây dựng trong hư cấu và tưởng tượng. Để xây dựng được nhân vật Huấn Cao luôn đẹp và tỏa sáng trong mắt mọi người Nguyễn Tuân đã sử dụng ngòi bút vừa trực tiếp vừa gián tiếp để nhân vật trở lên rực sáng, lung linh hơn. Từ đó trở thành biểu tượng cùng với ý nghĩa quan điểm của Nguyễn Tuân, đó chính là quan niệm nhân sinh. Cùng với quan niệm của Nguyễn Tuân cái tài phải gắn với cái tâm, người có tài phải có tâm giống như Bác Hồ, Nguyễn Du…từ đó một Huấn Cao ra đời vừa có tài năng, khí phách và nhân cách.

Trước hết là vẻ đẹp của một bậc tài hoa tài tử tập trung ở tài viết chữ đẹp. Để hiểu đúng tài hoa của Huấn Cao ta phải hiểu thế nào là bộ môn nghệ thuật thư pháp- nghệ thuật viết chữ. Người xưa quan niệm rằng người viết chữ đẹp như là biểu hiện cao nhất của bậc tài hoa. Chữ ở đây là chữ Hán, chữ tượng hình, mỗi chứ thường chứa đựng ý nghĩa cao và sâu. Muốn hiểu được chữ Hán phải có tri thức và tầm văn hóa sâu rộng. Viết chữ Hán là biểu hiện của bậc tài hoa bởi trong tác phẩm thư pháp ở đây không phải là thứ “khéo tay hay làm” của một người thợ mà trái lại mỗi một lần đặt bút với người nghệ sĩ là một lần sáng tác. Mỗi nét chữ là sự tập trung kết tụ tinh hoa và tâm huyết của người viết. Mỗi nét chữ cũng là sự hiện hình những khát khao thầm kín mãnh liệt trong tâm khảm người viết. Vì vậy cả người viết và người chơi chữ đều phải hiểu ý nghĩa mà nó gợi ra. Từ đó mà ta có sự suy ngẫm trước cuộc đời, sự đời. Từ môn nghệ thuật này nhà văn Nguyễn Tuân đã sáng lập nên hình tượng nhân vật Huấn Cao có tài năng thi pháp.

>> Xem thêm:  Anh (chị) hãy phân tích và đánh giá những tìm tòi sâu sắc về tư tưởng và những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của Nam Cao trong truyện ngắn Chí Phèo

Tài viết chữ của Huấn Cao đạt tới mức siêu việt và được thể hiện qua sự đánh giá của người đời và thái độ của quản ngục. Điều đó được thể hiện qua sự miêu tả gián tiếp, qua cách đánh giá của người đời “hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đó không?” ngay cả một tên quản ngục nhỏ ở một cái huyện vô danh cũng biết “chữ Huấn Cao đẹp và vuông lắm”. Và khi cái đẹp ấy lọt vào chốn lao tù đã làm cho viên quản ngục xao động cõi lòng. Vì vậy trong suốt phiên chuyện nhà văn từng bước miêu tả viên quản ngục dụng công nhẫn nhục, thậm chí là liều cả mạng sống của mình để tiếp cận được với Huấn Cao. Đê đạt được sở nguyện của mình đó là “có được chữ ông Huấn mà cheo là có một báu vật trên đời”. Cách so sánh rất đúng vì “tính ông rất khoảnh, trừ chỗ tri kỉ ông ít chịu cho chữ”. Ông không vì quyền thế mà chịu khuất phục “ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi”. Và hơn hết người mang trong mình cái đẹp lại chính là kẻ tử tù, cái đẹp sẽ bị mất đi và chôn vùi vĩnh viễn. Nếu tên quản ngục không xin được chữ ông Huấn ngay trong khi ông trong tay mình thì hắn ân hận suốt đời “ viên quản ngục khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào mà xin được chữ. Không can đảm giáp lại mặt một người cách xa y nhiều quá, y chỉ lo mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ thì ân hận suốt đời mất”. Có thể nói chữ của Huấn Cao đã trở thành khát vọng của quản ngục. Sự miêu tả gián tiếp cho thấy cái đẹp từ những dòng chữ của Huấn Cao không phải là vẻ đẹp hình thứ bên ngoài mà cái đẹp còn có ý nghĩa cao lớn tồn tại bất tử vì cuộc đời. Nó có sức tỏa sáng trong cuộc đời mỗi con người, thay đổi quan niệm sống của con người, nâng con người đứng dậy và tạo dũng khí cho họ. Từ đây ta cũng thấy được cái đẹp dưới ngòi bút Nguyễn Tuân trở lên lung linh tỏa sáng. Ông nhiệt tình và hết mình trước cái đẹp

Huấn Cao hiện lên trong tác phẩm còn là con người mang vẻ đẹp khí phách hiên ngang, bất khuất. Ông không khuất phục trước kẻ thù, ngục tù. Hơn thế ông còn thách đố cả ngục tù “đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai này” hơn thế ôn còn dám cầm đầu khởi nghĩa chống lại triều đình. Bởi chính ông cũng không chấp nhận được cuộc sống vào luồn ra cúi với triều đình mà ông căm ghét. Dưới triều đình nhà Nguyễn, chỉ có dưới triều đại quân Tây Sơn 1789-1820 nhân dân mới được ấm no hạnh phúc. Triều đại ấy như sao băng chiếu sáng cả thời đại lúc bấy giờ. Huấn Cao hiện lên trong tác phẩm là một anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang bất khuất. Ông đã bị bắt vào ngục để chờ ngày ra pháp trường. Nhưng trong ông vẫn bộc lộ cốt cách của một anh hùng. Với Huấn Cao thiên lương chính là ý thức của ông trong việc sử dụng tài của mình.

>> Xem thêm:  Những sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ải Quốc trong truyện “Vi hành”

Huấn Cao là người có tài viết chữ đẹp nhưng không phải ai ông cũng cho chữ vì vậy công chúng của Huấn Cao hẹp. Ông chọn người tri kỉ để cho chữ “tính ông vốn khoảnh trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”. Tưởng qua cứ nghĩ kiêu kì thế thôi nhưng đằng sau đó là cả một quan niệm “viết chữ đẹp là một môn nghệ thuật rất kén người thưởng thức phải có khiếu thẩm mĩ mới cảm nhận được cái đẹp cra xác chữ và cái hồn của ý nghĩa”. Như trong đoạn thơ của “Ông đồ” Vũ Đình Liên có viết:

“Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”

Phải chăng những người mua chữ của ông đồ chỉ chạy theo phong trào? Có người hiểu được nhưng không có tiền mua. Có người có tiền mua nhưng không hiểu được cái hay của từng nét chữ.

Huấn Cao vì vậy nên ông khinh ghét tiền tài và quyền lực phi nghĩa “ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Ông chỉ coi trọng những ai biết yêu quý cái tài cái đẹp. Chính điều đó lí giải tại sao thái độ của Huấn Cao lúc đầu lạnh lùng, cứng cỏi, khinh bạc “ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Vì ông coi tên quản ngục là đại diện cho cái xấu xa cái ác nhem nhuốc. Sau ông đã hiểu “ta cảm cái tấm lòng biệt nhưỡng liên tài của các ngươi. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Con người chọc trời khuấy nước đến cái cảnh “chết chém” ông còn chẳng sợ mà lại sợ “phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Lời nói đó đã hé mở lẽ sống của Huấn Cao. Sống là phải xứng đáng với tấm lòng, nếu vì một lí do nào đó mà phụ mất một tấm lòng người khác thì ông coi đó là một tội lỗi khó lòng tha thứ được. Ông đồng ý cho chữ “về bảo với chủ ngươi, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa,mực, bút và cả một bó đuốc xuống đây ta cho chữ”. Đó chính là thiên lương của một trí thức yêu nước, có lòng tự trọng và nhân cách cao cả. Từ đó mới có cảnh cho chữ trong ngục tù mà được tác giả gọi “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

Cuối cùng đó là sự thống nhất giữa vẻ đẹp tài năng cùng với vẻ đẹp khí phách hiên ngang bất khuất đã tạo nên vẻ đẹp thiên lương của ông. Cái tài cái tâm khí phách của Huấn Cao được thể hiện rõ nhất trong cảnh cho chữ. Nếu như không có phần này thì toàn bộ phần trên như vô nghĩa. Cảnh cho chữ cũng tập trung những tinh hoa nét bút của Nguyễn Tuân. Và đây là cảnh cho chữ trong một đêm tại trại giam tỉnh Sơn “đêm hôm ấy lúc trại giâm tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa. Điều lạ lùng chưa từng có bởi người nghệ sĩ đáng say xưa tạo cái đẹp kia là một tử tù” một người tù cổ đeo gông chân vướng xiềng, ngày mai vào kinh lĩnh án. Nhưng người tài hoa quên mất cả xiềng xích, nhà tù, cái chết mà dồn toàn bộ tâm chí vào cảm hứng sáng tạo nghệ thuật để tạo nên cái đẹp trên cái nền của lụa trắng.

>> Xem thêm:  Soạn bài tư tưởng nhân đạo độc đáo của Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.

Người tù lẫm liệt uy nghi trong ánh sáng đỏ rực của ngọn đuốc. Viên quản ngục, thầy thơ lại là những kẻ đại diện cho xã hội kia, là người đang cầm mạng sống của Huấn Cao trong tay giờ lại khúm núm, run run trước người uy nghi lẫm liệt kia “viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng, và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực”. Từ đó chứng minh rằng cái đẹp có thể sáng tạo trên mảnh đất chết chóc của tù ngục, nhưng cái đẹp có sức tỏa sáng chiến thắng cái xấu cái ác đang ngự trị. Ba cái đầu của ba ngọn sáng thiên lương chụm lại đang tỏa sáng trong đêm tối ngục tù. Những cái xấu xa đen tối sẽ bị sụp đổ. Giờ đây ngay lúc này không còn nhà cửa, người tù người coi ngục nữa. Mà chỉ còn lại người nghệ sĩ tài hoa đang đưa tay viết nét chữ như “phượng múa rồng bay” trước sự ngưỡng mộ, liêm tài của người tri kỉ.

Việc Huấn Cao cho chữ viên quản ngục không phải thanh toán nợ lần với viên quản ngục, cũng không phải không phải hành động của một người sắp bị từ hình giờ đem tất cả tài sản cho người ở lại. Cũng không phải cơ hội cuối cùng để phô diễn tài hoa. Mà đó là lấy một tấm lòng để đền đáp cho một tấm lòng trong thiên hạ. Là tấm lòng của một kẻ tri ân dành cho người tri kỉ. Ở đây cái tâm đang điều khiển cái tài, cái tài đang phụng sự cái tâm.

Cái tài à cái tâm hòa vào nhau để tạo ra cái đẹp. Chính cái tài cùng cái tâm cái đẹp đó đã tạo ra một sự đổi ngôi kì diệu. Kẻ tử tù đã trở thành người làm chủ tình huống ban phát cái đẹp, dạy dỗ cách sống. Còn quan cai ngục thì khúm núm run run vái lạy kẻ tử tù. Hình tượng Huấn Cao vì thế đã trở thành biểu tượng cho sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp, cái cao cả đối với cái phàm tục dơ bẩn của khí phách ngang tàn với thói quen mu muội.

Bằng ngòi bút tinh tế và cái nhìn nhạy cảm, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao. Ông đã đặt Huấn Cao vào những tình huống truyện độc đáo. Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với viên quản ngục hay chính là người tử tù với quan cai ngục. Đó chính là cuộc hội ngộ của liên tài tri kỉ. Giữa một người biết sáng tạo ra cái đẹp và người biết thưởng thức cái đẹp. Để làm rõ được hình tượng của nhân vật Huấn Cao tác giả đã sử dụng biện pháp đối lập. Đó là sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng, giữa những cái đẹp cái cao cả với những thứ phàm tục, dơ bẩn.

Truyện ngắn “chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao. Với ngòi bút tinh tế và cái nhìn đồng cảm sâu sắc Nguyễn Tuân đã vẽ lên được vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Huấn Cao. Đó là vẻ đẹp của một vị anh hùng không gian khổ mà giữ được phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Hơn thế ông còn phê phán được xã hội bất công, ngang trái không biết đâu là tốt, đẹp đâu là xấu ác. Và tác phẩm còn nêu cao được vẻ đẹp giá trị tao nhã trong xã hội phong kiến xưa.

Nguồn: Văn mẫu

Bài viết liên quan