Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong Làng của Kim Lân


Đề bài: Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong Làng của Kim Lân

Bài làm

Nhà văn Kim Lân là một trong những nhà văn ít ỏi luôn gắn liền những tác phẩm của mình với những người nông dân của nước ta. Kim Lân viết không nhiều nhưng mỗi tác phẩm của ông đều tha thiết chân thành và giàu cảm xúc nội tâm của người nông dân. Trong đó nhân vật ông Hai là một nhân vật xuất sắc, tác giả Kim Lân đã viết câu chuyện bằng cả tấm lòng mình. Tác giả Kim Lân đã viết lên một câu chuyện với những tình huống độc đáo.

Nhân vật ông Hai là một người nông dân trải qua hai thời kỳ hai chế độ khác nhau. Ngày còn chế độ phong kiến ông Hai chỉ là người nông dân mù chữ đi làm thuê cho địa chủ. Nhưng khi cách mạng thành công ông Hai được học lớp bình dân học vụ được biết chữ. Ông cũng làm chủ cuộc sống, làm chủ ruộng đất. Nhưng vì tình hình chiến tranh nên ông Hai phải đi tản cư ở vùng kinh tế mới. Ở nơi tản cư nhưng trái tim ông Hai luôn hướng về làng của mình về làng Chợ Dầu. Ông Hai luôn tự hào về làng Chợ Dầu của mình là nơi đó có loa thông tin cao nhất vùng, rồi làng ông có lát gạch đá hoa xanh…Ông Hai luôn tự hào và  xen lẫn sự tự hào, hãnh diện về làng của mình, thể hiện tình yêu cao cả của một người nông dân luôn hướng về làng của mình. Yêu làng nhưng yêu mạng sống của mình. Dù không còn ở làng Chợ Dầu nhưng ông Hai luôn nghe ngóng mọi tin tức về làng của mình, hễ có người từ dưới xuôi mới lên ông Hai đều hỏi thăm tình hình thông tin về làng Chợ Dầu. Nhưng rồi ông đã nghe được hung tin rằng làng Chợ Dầu quê hương của ông Hai đã theo Tây làm tay sai cho giặc, làm Việt gian. Những lời nói như sét đánh ngang tai của ông Hai, khiến ông như người sắp chết. Những lời nói của người đàn bà đang cho con bú như những viên đạn đâm  thẳng vào trái tim của ông Hai, khiến ông nghẹn ứ ở trong cổ họng.

>> Xem thêm:  Vỉ sao phải bảo vệ môi trường?

cam nhan nhan vat ong hai trong lang - Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong Làng của Kim Lân

Cảm nhận nhân vật ông Hai

Ngay trong lúc này ông Hai phải đứng trước một sự lựa chọn vô cùng quan trọng. Ông phải lựa chọn là sẽ quay trở lại làng Chợ Dầu hay đi nơi khác khi chủ nhà nơi ông tản cư không đồng ý cho gia đình ông Hai ở nhà của bà nữa. Bởi gia đình bà không muốn chứa chấp người của làng Việt gian tay sai cho giặc. Ông cảm thấy mình không còn chốn nương thân. Nhưng nếu về làng thì phải làm tay sai cho giặc, phải phản bội lại cụ Hồ Chí Minh nên ông Hai cương quyết không thể quay về. Nhưng không về thì biết đi đâu bây giờ làm gì cho nơi nào cho gia đình ông nương náu. Làng thì yêu thật nhưng nếu làng Chợ Dầu mà theo giặc làm tay sai thì phải thù. Đó chính là sự lựa chọn của ông Hai. Ông kiên cường với con đường mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

Trong lúc ông Hai đang bị rơi vào thế đường cùng nhưng dù thế nào ông Hai cũng luôn trung thành với cách mạng với Bác Hồ. Nhưng ông Hai luôn giữ tấm lòng kiên cường yêu nước không thay đổi. Thông qua nhân vật ông Hai tác giả Kim Lân thể hiện tình cảm của mình dành cho con đường cách mạng mà Bác Hồ đã lựa chọn. Tác giả Kim Lân đã khéo léo xây dựng tình huống truyện độc đáo để có thể làm nổi bật lên những đức tính tốt đẹp của những người nông dân lao động. Cuối cùng tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính khiến cho ông Hai vui mừng khôn xiết nỗi lo lắng trong lòng ông được giải tỏa. Ông đi từng nhà khoe về thành tích của làng mình đã đánh thắng giặc, dù ngôi nhà của ông cũng bị giặc đốt cháy nhưng ông không hề cảm thấy nuối tiếc tài sản của mình.

>> Xem thêm:  Kể lại truyện Vợ chồng A Phủ

Nhân vật ông Hai trong "Làng " của Kim Lân đã xây dựng nhân vật vô cùng thành công, ông Hai là một người nông dân thật thà chất phác, một người có tấm lòng yêu nước luôn trung thành với cách mạng với con đường mà cụ Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Thông qua nhân vật ông Hai thể hiện cái nhìn nhân sinh của tác giả Kim Lân dành cho những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến.

Bình Minh
 

Bài viết liên quan