Cảm nhận về tình mẫu tử trong bài Con cò của Chế Lan Viên


Cảm nhận về tình mẫu tử trong bài Con cò của Chế Lan Viên

Hướng dẫn

  •  “Công cha như núi Thái Sơn
  • Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Từ lời ca dao đến trong trang viết của các thi sĩ trung đại, hiện đại, tình mẫu tử đã trở thành nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn. Và đến Chế Lan Viên- một trong những tên tuổi hàng đầu của thế kỉ XX, một lần nữa, ông đã làm mới cho đề tài này bởi những vần thơ ngọt ngào qua bài “Con cò”.

Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh con cò. Thơ Chế Lan Viên vốn giàu cảm xúc và triết lí, ông viết về con cò nhưng cũng là để ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng!

Mở đầu bài thơ, với hình ảnh gợi cảm, cách giới thiệu con cò một cách tự nhiên, hợp lí đã đưa ta đến với tình yêu con của người mẹ khi con còn nằm trên nôi qua lời hát ru quen thuộc. Vậy là khi con còn tấm bé, mẹ đã bên con, hát ru con ngủ với khúc ru quen thuộc tự bao đời có hình ảnh con cò:

  • “Con cò bay la
  • Con cò bay lả
  • Con cò cổng phủ
  • Con cò Đồng Đăng”

Và:

  • “Con cò ăn đêm
  • Con cò xa tổ
  • Cò gặp cành mềm
  • Cò sợ xáo măng”

Lời thơ gợi hình ảnh con còn bé, mẹ âu yếm bế con trên tay, hát bằng những lời ru quen thuộc và hình ảnh cánh cò chập chờn bay trong lời ru của mẹ. Dường như hát ru con, mẹ đã hình dung ra rằng  rồi trong đường tương lai,có lúc con sẽ vấp ngã, sẽ gặp khó khăn nhưng con hãy cứ say giấc ngủ bởi mẹ luôn ở bên chở che cho con “Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng” và dòng sữa ngọt ngào của mẹ sẽ nuôi con khôn lớn “Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”.

>> Xem thêm:  Trong một bức thư bàn luận về văn chương

Từ hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ, Chế Lan Viên nói đến hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của đứa con, là biểu tượng cho người mẹ luôn yêu thương, bên con từ ấu thơ đến khi trưởng thành, luôn dõi theo con từng bước. Khi con còn bé thơ, người mẹ luôn ở bên con trong giấc ngủ để che chở cho giấc ngủ của con. “Cánh của cò, hai đứa đắp chug đôi” là một hình ảnh đẹp tượng trưng cho vòng tay ấm áp, yêu thương của mẹ ôm ấp con vào trong lòng. Khi con đến tuổi cắp sách đến trường, mẹ vẫn ở bên cạnh con, dõi theo sự phấn đấu của con “Mai khôn lớn, con theo cò đi học”. Rồi khi con trưởng thành, mẹ vẫn bên con và mong rằng: “Con làm thi sĩ”. Mẹ mong con trở thành thi sĩ là mong con lớn lớn lên trở thành người có tâm hồn cao đẹp, biết yêu cái đẹp của cuộc sống. Và khi ấy:

  • “Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
  • Trước hiên nhà
  • Và trong hơi mát câu văn”

Mẹ sẽ trở thành đề tài trong những trang thơ, trang văn ấy!

Sự gắn bó của mẹ với con được diễn tả qua những câu thơ mượt mà ấy là hoàn toàn đúng so với thực tế. Phải chăng đó là xuất phát từ long thương mẹ,thấu hiểu mẹ mà nhà thơ đã diến tả một cách chân thành đến như vậy.

>> Xem thêm:  Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương

Vẫn với giọng thơ nhẹ nhàng, thiết tha mang âm hưởng như một lời ru ngọt ngào, đằm thắm, những câu thơ tiếp vẫn là hình ảnh con cò tượng trưng cho người mẹ nhưng lời thơ rút ngắn lại, chỉ còn bốn tiếng. Đối ngữ “gần- xa” gợi lên khoảng không gian mênh mông, bao la, xa cách, thành ngữ “lên rừng xuống biển” chỉ cuộc sống khó khăn, vất vả, long đong. Điệp ngữ “dù ở” đặt ở đầu hai câu thơ không chỉ tạo nhịp điệu cho lời thơ mà đó còn là lwoif khẳng định dù không gian xa cách, dù cuộc sống khó khăn, vất vả thì người mẹ vẫn luôn ở bên cạnh con. Các từ “sẽ tìm”, “mãi yêu” góp phần khẳng định sự gắn bó tha thiết của mẹ với con. Từ đó, tác giả rút ra một quy luật mang tính triết lý:

  • “Con dù lớn vẫn là con của mẹ
  • Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”

Đó là quy luật triết lý về tính mẫu tử: con dù khôn lớn, trưởng thành, dù đi bất cứ nơi đâu thì ẹ vẫn luôn ở bên cạnh con, vẫn dõi theo từng bước con đi trên đường đời.

Phần cuối của bài thơ trở về với âm hưởng của lời ru “À ơi”. Lời thơ sử dụng phép tu từ ẩn dụ mang nghĩa tượng trưng sâu sắc, hình ảnh con cò với cánh cò vỗ cánh qua nôi hay đó là hình ảnh mẹ nghiêng nghiêng bên chiếc nôi tre, mẹ đang cúi xuống âu yếm, vỗ về con thơ. Lời ru của mẹ đem đến cho con tất cả: cánh cò, cánh vạc,  cả sắc trời. Lời ru của mẹ đã nuôi lớn con cả về thể chất lẫn tinh thần.

>> Xem thêm:  Cảm nhận của em về bài thơ Con cò của Chế Lan Viên

Với thể thơ tự do,lời thơ ngọt ngào, tha thiết mang âm hưởng của lời hát ru, cùng với đó là các điệp khúc, các hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng,… Chế Lan Viên đã dội vào lòng người tình cảm mẫu tử thật thiêng liêng. Tình mẹ- con gắn với lời hát ru bên chiếc nôi như là biểu tượng cho dân tộc Việt tự muôn đời!

Bài thơ không chỉ ngợi ca tình mẫu tử cao quý, mà đó còn là lời nhắc với mỗi chúng ta: hãy luôn trân trọng mẹ, trân trọng lời ru và kỉ niệm ấu thư vì đó là phần hồn của ta!

Bài viết liên quan