Cảm nhận về vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật T nú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành


Đề bài: T nú là nhân vật mang nét đẹp sử thi đậm nét, những phẩm chất anh hùng ấy đại diện cho sức mạnh và phẩm chất của cả cộng đồng, con người Tây Nguyên. Anh chị hãy trình bày cảm nhận về vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật T nú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

I. Dàn ý chi tiết cho đề cảm nhận vẻ đẹp sử thi qua nhân vật T nú

1. Mở bài

Giới thiệu nhân vật: Nổi bật trong “Rừng xà nu” là nhân vật T nú – người con, người anh hùng của mảnh đất Tây Nguyên anh hùng. Số phận và những phẩm chất tốt đẹp của T nú cũng chín là hình ảnh biểu tượng cho số phận nhiều đau thương nhưng luôn mạnh mẽ, kiên cường, bất khuất của người dân làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

2. Thân bài

– Nhân vật T nú được tác giả Nguyễn Trung Thành xây dựng dựa trên một nhân vật có thực, đó là anh Đề, người dân tộc Xơ- đăng.

– T nú hiện lên trong tác phẩm là người con anh hùng của làng Xô Man với nhiều nét đẹp nổi bật.

– T nú là đứa trẻ mồ côi cha mẹ nhưng được người dân Xô Man bao bọc, che chở bằng tình yêu thương, ngay từ nhỏ đã bộc lộ nhiều phẩm chất anh hùng.

– Lớn lên trong sự đùm bọc, che chở của người dân làng Xô Man nên T nú sớm được giác ngộ cách mạng, luôn hướng về cộng đồng.

– Từ nhỏ T nú đã bộc lộ bản lĩnh kiên cường, gan góc của người con lớn của cao nguyên đại ngàn

+ T nú đã cùng Mai vào rừng nuôi cán bộ cách mạng là anh Quyết.

+ T nú là một đứa trẻ thông minh, sáng dạ, khi làm việm vụ thông tin cho cách mạng, T nú không chọn những con đường mòn mà thường xé rừng, vượt thác mà đi

– T nú đã dùng cả cuộc đời của mình để sống và chiến đấu cho bản làng, cho quê hương, đất nước.

>> Xem thêm:  Phân tích vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

–> Cuộc đời T nú có nhiều bước chuyển quan trọng, đó cũng chính là con đường đấu tranh của con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

– Bằng sức mạnh phi thường, tính cách ngang tàng, quyết liệt lại một lòng trung thành với cách mạng, T nú đã trở thành đội trưởng đội du kích khiến cho quân giặc phải khiếp sợ.

– Cuộc đời của T nú cũng trải qua nhiều đau thương, bi kịch, tận mắt chứng kiến vợ con bị thằng Dục giết chết, bản thân bị đốt cháy mười đầu ngón tay.

–> Bi kịch trong cuộc sống của T nú cũng chính là bi kịch chung của người dân Xô Man khi chưa có vũ khí. Sự trưởng thành của T nú cũng chính là bước chuyển quan trọng của người dân Xô Man trong kháng chiến, khi có  vũ khí, có sự chuẩn bị cuộc chiến ắt sẽ thành công.

3. Kết bài

T nú là nhân vật mang đậm màu sắc sử thi, nhân vật ấy gánh nặng số phận lịch sử. Hình ảnh của T nú đã trở thành hình ảnh chung cho số phận và chặng đường đấu tranh của con người Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ.

II. Bài tham khảo cho đề cảm nhận vẻ đẹp sử thi qua nhân vật T nú

Rừng xà nu được sáng tác năm 1965 – thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở miền Nam bước vào giai đoạn dữ dội nhất. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật T nú – người con, người anh hùng của mảnh đất Tây Nguyên anh hùng. Số phận và những phẩm chất tốt đẹp của T nú cũng chín là hình ảnh biểu tượng cho số phận nhiều đau thương nhưng luôn mạnh mẽ, kiên cường, bất khuất của người dân làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Nhân vật T nú được tác giả Nguyễn Trung Thành xây dựng dựa trên một nhân vật có thực, đó là anh Đề, người dân tộc Xơ- đăng. Năm 1959, anh Đề đã cùng 10 người thanh niên trong bản đã xông lên và giết toàn bộ đội lính Diệm, tước lấy vũ trang. Nói về việc không lấy tên Đề như trong nguyên gốc mà lấy tên T nú, tác giả Nguyễn Trung Thành đã tâm sự “ Lấy tên Đề người Kinh quá. Gọi bằng T nú không khí hơn nhiều, Tây Nguyên hơn nhiều”.

>> Xem thêm:  Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương
cam nhan ve ve dep su thi cua hinh tuong nhan vat t nu trong tac pham rung xa - Cảm nhận về vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật T nú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Cảm nhận về vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật T nú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

T nú hiện lên trong tác phẩm là người con anh hùng của làng Xô Man với nhiều nét đẹp nổi bật. Trước hết, T nú là đứa trẻ mồ côi cha mẹ nhưng được người dân Xô Man bao bọc, che chở bằng tình yêu thương, ngay từ nhỏ đã bộc lộ nhiều phẩm chất anh hùng. Lớn lên trong sự đùm bọc, che chở của người dân làng Xô Man nên T nú sớm được giác ngộ cách mạng, luôn hướng về cộng đồng.

Từ nhỏ T nú đã bộc lộ bản lĩnh kiên cường, gan góc của người con lớn của cao nguyên đại ngàn, tuổi thơ của T nú đầy ắp những chiến công đáng tự hào. Khi còn là cậu bé, T nú đã cùng Mai vào rừng nuôi cán bộ cách mạng là anh Quyết. Trong sự tàn sát điên cuồng, dã man của kẻ thù, nhiều người dân trong làng Xô Man đã bị giặc giết như: anh Xút, bà Nhan….Tuy nhiên T nú không hề sợ hãi mà vẫn mạnh mẽ tiếp bước con đường mà họ mới đi. Khi anh Quyết hỏi T nú “ em không sợ giặc bắt à? Nó giết như anh Xút, bà Nhan đó” thì T nú đã không hề đắn đo mà trả lời luôn “cụ Mết bảo cán bộ là Đảng, Đảng còn thì núi nước này còn”. Câu nói của T nú đã thể hiện được ý chí bất khuất cùng niềm tin mãnh liệt vào Đảng, vào cái đúng đắn trong công việc mình đang làm.

T nú là một đứa trẻ thông minh, sáng dạ, khi làm việm vụ thông tin cho cách mạng, T nú không chọn những con đường mòn mà thường xé rừng, vượt thác mà đi nhằm tránh những phục kích của giặc “ không đi chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cưỡi lên nhữ thác băng băng như một con cá kình”. Rồi khi bị giặc bắt, T nú chấp nhận những trận đòn roi, tra tấn dã man nhưng quyết không chịu khai nửa lời, lá thư mật cũng được T nú nuốt vào trong bụng để đảm bảo tính bí mất.

>> Xem thêm:  Tả cây bưởi lớp 2, đoạn văn miêu tả cây bưởi nhà em

T nú đã dùng cả cuộc đời của mình để sống và chiến đấu cho bản làng, cho quê hương, đất nước.Cuộc đời T nú có nhiều bước chuyển quan trọng, đó cũng chính là con đường đấu tranh của con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Khi trưởng thành T nú như một cây xà nu lớn căng tràn sức sống với hai cánh tay khỏe khắn, chắc như lim, khuôn ngực rộng lớn của T nú cũng chính là sức mạnh mênh mông của rừng đại ngàn.

Bằng sức mạnh phi thường, tính cách ngang tàng, quyết liệt lại một lòng trung thành với cách mạng, T nú đã trở thành đội trưởng đội du kích khiến cho quân giặc phải khiếp sợ “ con cọp đó mà không giết sớm nó làm loạn núi này rồi”.

Cuộc đời của T nú cũng trải qua nhiều đau thương, bi kịch, tận mắt chứng kiến vợ con bị thằng Dục giết chết, bản thân bị đốt cháy mười đầu ngón tay như mười ngọn đuốc. Bi kịch trong cuộc sống của T nú cũng chính là bi kịch chung của người dân Xô Man khi chưa có vũ khí. Sự trưởng thành của T nú cũng chính là bước chuyển quan trọng của người dân Xô Man trong kháng chiến, khi có  vũ khí, có sự chuẩn bị cuộc chiến ắt sẽ thành công.

T nú là nhân vật mang đậm màu sắc sử thi, nhân vật ấy gánh nặng số phận lịch sử. Hình ảnh của T nú đã trở thành hình ảnh chung cho số phận và chặng đường đấu tranh của con người Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ.

Bài viết liên quan