Chứng minh và giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn


Chứng minh và giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

Mở bài Chứng minh và giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”

Tục ngữ là tổng thể, tập hợp những kinh nghiệm dân gian, những bài học cuộc sống, về cách làm người, mối quan hệ anh em, bạn bè, đất nước, tình yêu đôi lứa, quê hương đất nước, nhắc nhở chúng ta phải yêu thương, đùm bọc nhau và phải biết nhớ về cội nguồn, nhớ về nơi ta sinh ra và lớn lên. Câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” là lời dạy bảo có chủ đích mà ông cha muốn chúng ta phải hiểu rằng để có được như ngày hôm nay, tổ tiên ta đã phải đấu tranh và hy sinh bản thân mình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và toàn vẹn đất nước, con cháu phải ghi nhớ và phát huy.

“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Nhớ người vun gốc nhớ người bón phân”

Thân bài Chứng minh và giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”

Vào thời cổ xưa nước ta chưa có chữ, chưa có tiếng để học, vì thế ông bà, cha mẹ chúng ta chỉ biết dạy dỗ con cái bằng những câu ca dao, tục ngữ để truyền bá văn hóa, truyền bá những kinh nghiệm mà ông bà ta đã có.

Việt Nam có lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trải qua nhiều thăng trầm, biến cổ của lịch sử, chịu biết bao hy sinh, mất mát để có thể có được non sông một dải như ngày hôm nay, nó đã trở thành truyền thống, những câu ca dao, tục ngữ lại là đạo lý làm người. Qua câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” nhằm khuyên bảo con cháu ta phải biết ơn những gì mà ông cha ta đã gây dựng lên để phấn đấu hơn nữa, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

>> Xem thêm:  Nghị luận về câu nói Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ loài người

Chúng ta cần tìm hiểu câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” có ý nghĩa như thế nào. “uống nước” theo nghĩa bóng đó, đó là kết quả của quá trinh lao động hăng say, tìm tòi mà có, là thành quả mà chúng ta được hưởng thụ mà ông cha ta để lại, đó có thể là vật chất như các công trình kiến trúc được xây dưng một cách tỉ mỉ và công phu, cũng có thể đó là thành quả về mặt tinh thần: các làn điệu quê hương của các vùng, miền: tường, chèo, cải lương, hò ví dặm,..nguồn đó là gốc tích, là những làm ra những thành quả  đó, để con người hưởng thụ, “nhớ nguồn” đó là thái độ, hành vi thể hiện sự biết ơn sau sắc của thế hệ sau đối với thế hệ trước đã làm nên những thành quả vượt bậc cho con cháu được hưởng thụ.

Trên đời này có lắm loại người, có người tốt bụng, hiền lành, nhưng ngược lại cũng có kẻ gian xảo, lừa dối chúng ta, vì thế câu tục ngữ là lời khuyên chân thành cũng như lời răn dạy, răn đe những kẻ “ăn cháo đá bát”, “qua cầu rút ván” thì có được hưởng thụ hay không.

Để có được cơ đồ như ngày hôm nay ông cha đã đánh đổi mọi thứ, kể cả tính mạng của mình để đổi lại sự bình yên và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước, Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, tưởng chừng như mất trắng, khi bị đô hộ và trở thành thuộc địa cho địch, nhưng chính điều đó đã trở thành động lực thôi thúc con cháu phải luôn nhớ tới ai là người cho ta cuộc sống được như ngày hôm nay. Con cháu ta phải cùng nhau giữ gìn và phát huy. Hiện nay để tưởng nhớ nguồn gốc và lòng biết ơn của con cháu đối với bậc cha ông đã hy sinh xương máu để bảo vệ nền độc lập nước nhà, vì thế đã chọn ngày giỗ tổ Hùng vương trở thành quốc  giỗ của đất nước

>> Xem thêm:  Dân gian ta có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Em hiểu câu nói đó như thế nào

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần chú ý tới chính sách dân tộc, dân là gốc, vì thế phải biết chăm lo và quan tâm tới người dân thì xã hội mới phát triển bền vững được.

Chăm lo tới đời sống của anh hùng chiến sĩ, bà mẹ liệt sĩ, gia đình yêu nước thì đó mới là điều chúng ta thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc, tổ chức các buổi dâng hương, dọn dẹp, vệ sinh các đài tưởng niệm, đi tìm hài cốt, bia mộ vô danh để các anh được về với gia đình, quê hương của mình.

Kết luận bài văn Chứng minh và giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”

“ Uống nước nhớ nguồn” chính là lời nhắn nhủ, lời dạy bảo nhẹ nhàng, tinh tế và đầy tình cảm, thể hiện lòng biết ơn vô bờ bến đối với sự hy sinh của cha ông. Vì vậy, chúng ta cần phải học tập và lao động thật tốt để bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Bài viết liên quan