Em hãy nêu nội dung chính văn bản “Cổng trường mở ra” của tác giả Lý Lan


Vận dụn những hiểu biết của mình sau khi học xong tác phẩm Cổng trường mở ra, em hãy nêu nội dung chính văn bản “Cổng trường mở ra” để thấy rõ được giá trị nội bật của tác phẩm này.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích giá trị nội dung của Cổng trường mở ra

1. Mở bài cho đề phân tích giá trị nội dung của Cổng trường mở ra

+ Giới thiệu đôi nét về tác giả Lý Lan và tác phẩm “Cổng trường mở ra”.

+ Nêu khái quát nội dung của tác phẩm theo yêu cầu của đề bài.

2. Thân bài cho đề phân tích nội dung Cổng trường mở ra

+ Những tình cảm ấm áp dịu ngọt mà người mẹ dành cho con:

  • Mẹ chuẩn bị cho con quần áo mới, cặp sách mới, tập vở mới…để con sẵn sàng có ngày đầu tiên đến trường thật tốt.

+ Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày đầu tiên con đi học:

  • Đêm trước ngày khai trường, người mẹ trằn trọc không sao ngủ được: Vì lo lắng cho con, vì nhớ về những kỷ niệm của ngày đầu tiên đi học.
  • Người mẹ nhớ lại những ký ức tươi đẹp về ngày đầu tiên đến trường của mình. Trò chuyện với mình. Suy nghĩ ngày mai khi dắt con đến trường mình sẽ nói điều gì: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”.
  • Bâng khuâng, xao xuyến, trằn trọc, suy nghĩ miên man.

+ Vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ và toàn xã hội:

  • Bồi dưỡng tư tưởng tốt đẹp, đạo lý làm người.
  • Nhà trường mang lại tri thức, hiểu biết cho thế hệ trẻ.
  • Mở ra ước mơ, tương lai cho con người.

3. Kết bài cho đề phân tích nội dung Cổng trường mở ra

+ Cảm nhận của em về nội dung của tác phẩm.

+ Ý nghĩa của tác phẩm đối với thế hệ trẻ ngày nay.

II. Bài tham khảo cho đề phân tích nội dung Cổng trường mở ra

Là một trong những sáng tác nói về ngày khai trường của Lý Lan được trích từ bào Yêu trẻ, số 166 tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 01/09/2000. Bài văn là những dòng tâm sự của người mẹ trước ngày con mình đến trường, qua đó cũng cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ và xã hội ngày nay. Những tâm sự cũng như tầm quan trọng đó được thể hiện rõ hơn trong tác phẩm “Cổng trường mở ra” của Lý Lan.

>> Xem thêm:  Giới thiệu về Vũ Trọng Phụng – Tác giả của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

Xuất phát điểm từ những dòng nhật ký của một người mẹ, “Cổng trường mở ra” thấm đẫm những tình cảm yêu thương của một người mẹ dành cho con của mình. Cũng như bao người mẹ Việt Nam khác, sự tảo tần, săn sóc đủ đầy là điều không thể thiếu của người mẹ trong câu chuyện. Ngày con mình nhập trường sắp đến, mẹ chuẩn bị mọi thứ tốt nhất dành cho con. “Quần áo mới, cặp sách mới, tập vở mới” là do mẹ chuẩn bị để con cảm nhận được sự trang trọng trong ngày khai trường đầy ý nghĩa này.

em hay neu noi dung chinh van ban “cong truong mo ra” cua tac gia ly lan - Em hãy nêu nội dung chính văn bản “Cổng trường mở ra” của tác giả Lý Lan
Em hãy nêu nội dung chính văn bản “Cổng trường mở ra” của tác giả Lý Lan

Và rồi ngày khai trường cũng đã đến, cái đêm trước ngày khai trường ấy là đêm mà mẹ mang nhiều tâm sự và lo lắng nhất. Mẹ trằn trọc, mẹ không sao ngủ được. Là vì lo cho con? Đúng vậy, mọi người mẹ đều thế, dành cả cuộc đời mình để chăm sóc, lo lắng đùm bọc cho những đứa con nhỏ bé của mình. Mọi ngày, mẹ đắp mền cho con, buông mùng, ém góc cẩn thận rồi mẹ mới bắt đầu làm những công việc nhà. Nhưng hôm nay mọi việc đã xong sớm hơn so với mọi ngày, mẹ có thời gian ngồi lại với những lo lắng và suy tư của riêng mình. Mẹ lo lắng con sẽ không thích nghi được với môi trường mới, mẹ lo lắng con vẫn mải chơi mà không thể làm quen với việc học tại trường. Bởi con còn ngây thơ và vô lo vô nghĩ. Đêm trước ngày khai trường, một ngày quan trọng những đối với con thì ngày mai cũng chỉ như những chuyến đi xa khác, mối bận tâm duy nhất trong lòng con la ngày mai phải thức dậy cho kịp giờ. Chính từ những lo lắng ấy đã khiến mẹ trăn trọc không ngủ được. Mẹ lo lắng về những điều có vẻ vô lý thế nhưng vẫn không ngăn được lòng mẹ. Con đã đi học mẫu giáo, đã biết thế nào là trường lớp, là bạn bè thì một ngôi trường đối với con có lẽ không còn xa lạ nữa. Ấy thế mà hôm nay mẹ vẫn lo lắng như ngày đầu tiên con đi mẫu giáo. Mẹ gửi con ở trường gần chỗ làm để cứ hai tiếng là lại qua nhìn con. Mẹ sợ con không thấy mẹ sẽ khóc rồi sinh bệnh. Dẫu lo lắng nhưng mẹ luôn tin con mẹ có thể làm được, con mẹ sẽ làm tốt trong ngày khai trường lần này. Ấy vậy nhưng vẫn không thể ngan được dòng suy nghĩ của mẹ. Từ những nỗi lo cho con đã đưa mẹ về với những ký ức ngày đầu tiên đến trường mà mẹ đã từ trải qua. Nhắm mắt lại là mẹ dường như lại nghe được tiếng bài học trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu – mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Cái ấn tượng tươi đẹp của mẹ là thứ đã đi theo mẹ suốt cả chặng đường dài, cho đến hôm nay mẹ đã trở thành một người mẹ dắt tay con mình trên con đường làng dài và hẹp ấy đến trường. Mẹ muốn nhẹ nhàng, tự nhiên ghi lại cho con những khoảnh khắc tươi đẹp ấy để con sẽ lại có những kỷ niệm để nhớ lại như mẹ lúc này.

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ về tình phụ tử của em

Đêm nay mẹ không ngủ được vì ngày mai là ngay con vào lớp một. Mẹ không ngủ được vì lo lắng, vì trăn trở, vì mải mê theo đuổi những ký ức về tuổi thơ của chính mình. Trong những dòng suy nghĩ ấy, mẹ tự sắp xếp lại những gì sẽ làm, những gì sẽ nói để con có được một tuổi thơ, một dấu ấn thật đẹp cho mình. ““Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. Đó là tất cả tấm lòng của mẹ, tất cả tình yêu thương và mong muốn của mẹ dành cho con.

Đêm trước ngày khai trường ấy mẹ không ngủ được, trong những trang nhật ký ấy có những dòng nói về một nền giáo dục của một dân tộc. Ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Ở Việt Nam ta cũng vậy, ngày khai trường tưng bừng, tấp nập, ngày khai trường hằng năm ấy là ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. Cha mẹ đưa con đến trường, đường phố quang đãng trong tiết trời cuối thu, không khí tươi vui nhộn nhịp cùng với sự trang nghiêm sau cánh cổng trường rộng lớn làm cho ngày khai giảng càng trở nên ý nghĩa hơn đối với mỗi người.

Với mẹ, nhà trường có vai trò vô cùng to lớn đối với tuổi trẻ và xã hội. bài học đầu tiên khi đến trường chính là bài học về lễ nghĩa mà người ta thường nói: “Tiên học lễ. Hậu học văn”. Mái trường ấy đã bồi dưỡng cho các con những tư tưởng tốt đẹp, đạo lý làm người.

>> Xem thêm:  Chứng minh câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách

Nhà trường mang lại tri thức, hiểu biết cho thế hệ trẻ. Các con đến trường để học tập những kiến thức mới mẻ hơn qua lơi giảng chân tình của thầy cô. Từ những bài giảng ấy là quá trình cố gắng trau dồi bản thân để có được hiểu biết cơ bản cho đến những hiểu biết rộng hơn về tri thức cũng như về đời sống quanh ta.

Từ những nền tảng đầu tiên ấy đã dần dần nâng cánh ước mơ của các con. Cùng các con nuôi nấng ước mơ đó thành hiện thực để mai sau góp sức mình cho tổ quốc này.

Là lời trong cuốn nhật ký của mẹ nên “Cổng trường mở ra” giàu tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con mình. Những suy tư, trăn trở, những sự đánh giá, nhận thức đúng đắn của mẹ về vai trò của nhà trường đối với con em mình. Qua văn bản ta có thể nhận thấy được hai vấn đề chính và hết sức sâu sắc: thứ nhất đó là tình yêu thương của mẹ dành cho con là vô bờ bến; thứ hai, nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với thể hệ trẻ ở mọi thời đại và có vai trò tạo nên một xã hội tiến bộ, văn minh.

Bài viết liên quan