Giải thích câu tục ngữ: Đất rắn trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói lời phàm phu


Đề bài: Vận dụng những hiểu biết của mình, em hãy giải thích câu tục ngữ:

Đất rắn trồng cây khẳng khiu

Những người thô tục nói lời phàm phu”.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

 Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ

2. Thân bài

+ Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của các từ “đất rắn”, “khẳng khiu”, “người thô tục” và “điều phàm phu”

+ Giới thiệu ý nghĩa mở rộng của câu tục ngữ, nêu dẫn chứng và liên hệ thực tế( nếu có)

+ Khái quát lại ý nghĩa câu tục ngữ và rút ra bài học

3. Kết bài

 Nhấn mạnh lại ý nghĩa của câu tục ngữ.

II. Bài tham khảo

Từ xưa, ông cha ta đã để lại những câu ca dao tục ngữ ẩn sâu trong đó là những lời răn dạy giành cho thế hệ mai sau. Một trong số đó phải kể đến câu tục ngữ:

“ Đất rắn trồng cây khẳng khiu

Những người thô tục nói điều phàm phu”

Đọc câu tục ngữ, ta có thể thấy được ông cha ta đã sử dụng những hình ảnh hết sức quen thuộc ở mỗi làng quê Việt Nam đó là đất và cây. Hai hình ảnh đất, cây luôn song hành với nhau, bổ trợ cho nhau. Đất mà không có cây sẽ trở nên cằn cỗi, mất giá trị và một điều hiển nhiên nếu không có đất thì cũng chẳng có cây. Chính vì lẽ đó mà cây và đất là hình ảnh không thể tách rời nhau. Ở đây, “ đất rắn” là một loại đất rất cứng chỉ có thể trồng những cây khẳng khiu, thân xù xì.

>> Xem thêm:  Niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước qua lời hát đối thiết tha trong bài ca dao: Ở đâu năm cửa nàng ơi

Ông cha ta đã lấy hình ảnh này để ẩn dụ cho “ người thô tục ” là những người có nhân cách không đẹp, luôn nói những lời thô tục, những điều phàm phu. Điều này có nghĩa là khi bản chất đã xấu thì chẳng có cái gì đẹp. Như đất rắn trồng cây khẳng khiu, người thô tục nói điều phàm phu. Để biết chất đất tốt hay xấu chúng ta thường nhìn vào cây, cũng như vậy để biết người tốt hay không chúng ta nhìn vào cách họ giao tiếp, ứng xử dùng hành động và lời nói. Người thô tục sẽ được biểu lộ ra khi nói điều phàm phu. Câu tục ngữ này chính là dạy chúng ta biết cách nhìn người, đánh giá họ thông qua vẻ ngoài và những gì họ biểu lộ.

giai thich cau tuc ngu dat ran trong cay khang khiu nhung nguoi tho tuc noi l - Giải thích câu tục ngữ: Đất rắn trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói lời phàm phu
Giải thích câu tục ngữ: Đất rắn trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói lời phàm phu

Mỗi người đều có bản chất riêng thì mới có câu bản chất con người. Và bản chất ấy được thể hiện thông qua cách họ ứng xử, giao tiếp hàng ngày. Ví dụ, khi tiếp xúc với một người nào đó, chỉ cần nhìn ánh mắt, cử chỉ của họ ta có thể biết họ là người như thế nào. Bản chất là cái riêng của mỗi người nhưng nó không thể giấu kín, nó sẽ được bộc lộ dù trong bất kì hoàn cảnh nào. Khi một người lạ tiếp cận bạn với mục đích tốt thì tự bạn sẽ dễ tiếp nhận, còn với người có mục đích xấu thì ban đầu dù bạn không nhận ra nhưng qua cách nói chuyện, cách hành xử của người đó bạn sẽ tự phán đoán được và đó chỉ là vấn đề về thời gian. Hiểu sâu hơn theo một nghĩa khác thì đất là môi trường sống của cây, môi trường không tốt cây cũng không phát triển tốt. Cũng như khi con người sinh ra trong một môi trường không có sự rèn luyện về giáo dục hay đạo đức thì bản chất con người sẽ hình thành nên những phương diện xấu, không phù hợp với điều kiện của xã hội. Ví dụ khi một đứa bé sinh ra trong gia đình bố mẹ hay cãi vã, có những lời lẽ thô tục, vô văn hóa không ít thì nhiều cũng ảnh hưởng đến trẻ và gieo mầm trong tư duy nó những hình ảnh, từ ngữ lệch lạc không đúng. Hay kể khi một đứa trẻ ngoan ngoãn giao du với những người bạn xấu thì hành động, suy nghĩ của nó cũng bị thay đổi.

>> Xem thêm:  Tâm sự của quyển sách giáo khoa Toán 6 khi chủ nhân của nó rất yêu môn Văn nhưng rất ngại học Toán

Vẫn biết là bản chất của con người rất khó thay đổi trong một sớm một chiều tuy nhiên với việc mà con người tạo ra thì rất dễ thay đổi chỉ cần có quyết tâm, có nỗ lực. Hãy nhớ rằng không cần sợ quá trình gian khổ chỉ sợ không có kết quả như ý. Chúng ta chỉ cần cố gắng, quyết tâm rèn luyện, nỗ lực sửa sai, phấn đấu để cải thiện bản thân góp một phần công sức cho xã hội. Câu tục ngữ này của ông cha ta là lời khuyên bảo, răn dạy có ý nghĩa to lớn với thế hệ mai sau để phát triển và hình thành nhân cách con người. Giúp chúng ta rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để có được phẩm chất của con người văn minh, lịch sự.

Có thể thấy, dù ở thời đại nào, hoàn cảnh nào thì câu tục ngữ cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong vấn đề trồng người và làm người. Và đặc biệt có ý nghĩa đối với những mầm non tương lai của đất nước.

Bài viết liên quan