Cảm nghĩ của em về Nguyễn Trãi qua Côn Sơn


Đề bài: Anh chị hãy phát biểu cảm nghĩ của em về con người Nguyễn Trãi qua Côn Sơn

Nguyễn Trãi được coi là nhà tư tưởng lớn của Việt Nam, không chỉ biết đến là một nhà quân sự thiên tài mà ông còn là một nhà văn nhà thơ của đất nước. Ông để lại cho đời những tác phẩm phong phú mà hết sức sâu lắng,như: “ Bình Ngô đại cáo,quân trung từ mệnh tập và bài Côn Sơn ca” là một tác phẩm nổi tiếng của ông. Bài thơ được ông sáng tác trong thời gian cáo quan về quê ở ẩn. Những dòng thơ thể hiện được rõ tâm hồn của thi sĩ,một con người có tâm hồn cảm nhận thiên nhiên hết sức khéo léo và tràn đầy cảm xúc.

Ngay từ đầu bài thơ,tác giả đã vẽ ra bức tranh khung cảnh đậm chất trữ tình:

“ Côn Sơn suối chảy thì thầm

Ta nghe như tiếng thì thầm bên tai”

Giữa khung cảnh núi non hùng vĩ,bao la của đất trời vậy mà thứ âm thanh nhỏ nhắn đấy lại đủ để cho người thi sĩ cảm nhận được. Nếu lần đầu tiên mà đến nơi này chắc chắn họ sẽ nghe được tiếng suối,tiếng thác nước chảy dữ dội và mạnh mẽ ầm ù bên tai, nhưng tác giả lại cảm nhận rất khác. Có thể nói ông không chỉ cảm nhận được tinh tế âm thanh đó mà ở ông có chút gì đó cảm nhận rất khác mọi người giống như một người bạn tri kỉ gắn bó và thấu hiểu nơi này trong thời gian quá lâu rồi.

>> Xem thêm:  Có một niềm tự hào về mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ấy là: "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". Em hiểu điều đó như thế nào?

Nối tiếp là khung cảnh của Côn Sơn đã được tác giả khắc họa tài tình và sinh động

“Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm

Trong rừng thông mọc như nêm

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm”

Ở đây tác giả dùng biện pháp lặp và điệp vần “ đệm,êm,nêm” khiến cho câu thơ như có chút giai điệu vào bài,lại càng gần gũi hơn khi ông so sánh những khung cảnh ở đây giống như những đồ vật trong nhà mình. Đá thì như đệm êm còn rừng thông thì có bóng mát để nằm. Những hình ảnh tuy rất đơn giản mộc mạc chỉ qua con mắt người thi sĩ mà nó trở nên gần gũi thân quen đến lạ. Dù đã có thời gian dài chiến đấu trên chiến trường trở về đây để thả mình vào không gian thời thế,nhưng trong ông vẫn không thể nào phai nhòa được tình cảm và cảm xúc dành cho nơi mà Người đã một thời gắn bó.Việc sử dụng những giác quan đã tạo nên những câu thơ đi vào lòng người:

“ Trong rừng có bóng trúc râm

Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”

Ở những câu đầu,tác giả dùng tai để cảm nhận tiếng thác nước sau đó dùng xúc giác để cảm nhận cái êm nệm của đệm đá và giờ thì ông dùng thính giác để cảm nhận những vẻ đẹp huyền bì hoang dại nơi núi rừng thơ mộng. Có thể nói việc vận dụng linh hoạt những giác quan đã biến những câu thơ được trở nên sinh động và mang đậm chất trữ tình, có lẽ cũng thể hiện được rõ hơn tâm hồn của người thi sĩ.

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Qua những câu thơ trên,tác giả đã vẽ nên một bước tranh trước mắt người đọc một khung cảnh Côn Sơn với sông nước núi non hùng vĩ, khung cảnh thơ mộng mang đậm tính nghệ thuật tạo nên những dòng thơ cuốn hút lòng người. Giọng thơ gần gũi lại có chút gì đó thanh thoát toát lên được vẻ đẹp của một tâm hồn lạc quan,với phong thái ung dung nhưng lại ấn tượng sâu lặng.

Bài viết liên quan