Giải thích câu tục ngữ Rừng vàng biển bạc


Đề bài: Giải thích câu tục ngữ “Rừng vàng biển bạc”

Bài làm

Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu”

Cha ông ta đã luôn ngợi ca sự giàu có, trù phú của thiên nhiên đất nước Việt Nam và truyền cảm hứng ấy cho con cháu mãi tới tận hôm nay. Kho tàng ca dao, tục ngữ không ít những lời ca đầy tự hào như vậy. Câu tục ngữ “Rừng vàng biển bạc” là một ví dụ.

Trong câu tục ngữ “rừng vàng biển bạc”, nhân dân ta đã thể hiện quan điểm về giá trị của rừng và biển. Rừng là nơi cư trú của muôn loài và cung cấp nhiều tài nguyên, lợi ích quan trọng. Biển là thành phần chiếm đa số trên Trái Đất và cũng tạo ra nguồn lợi dội dào. Còn vàng và bạc là hai kim loại quý, có nhiều công dụng và có vẻ đẹp nổi bật so với các kim loại khác. Rừng được đánh giá tương đương như vàng và biển tương đương giá trị như bạc. Như vậy, ông cha ta đã đề cao giá trị sử dụng của rừng và biển đồng thời thể hiện sự giàu có của thiên nhiên Việt Nam. Để kiểm tra xem sự so sánh này có hợp lí hay chỉ là nói quá, chúng ta sẽ đi phân tích, chứng minh nó.

Từ xa xưa, rừng vốn là nơi cư trú chính của con người. Thói quen săn bắn, hái lượm đã găn liền con người với vai trò của rừng. Từ khi con người biết trồng trọt, chăn nuôi mới dịch chuyển về phía đồng bằng. Ngày nay, có rất nhiều dân tộc việt Nam sống và gắn bó với rừng hoang dã. Có một khoảng thời gian dài, rừng là nơi cư ngụ và chiến đấu của quân ta trước kẻ thù trong thời kì kháng chiến đánh giặc cứu nước. Rừng là nơi cung cấp nguồn tài nguyên khác nhau như gỗ, động vật, đất… và là lá chắn bảo vệ người dân khi có thiên tai, bão lũ. Rừng có một vai trò đặc biệt đó là làm “lá phổi xanh” của Trái Đất. Cây cối trong rừng là nguồn tạo ra khí oxi giúp con người duy trì sự sống. Như vậy, thiếu đi rừng con người khó mà tồn tại lâu dài.

>> Xem thêm:  Soạn bài nghĩa của từ

giai thich cau tuc ngu rung vang bien bac - Giải thích câu tục ngữ Rừng vàng biển bạc

Giải thích câu tục ngữ Rừng vàng biển bạc

Về biển, biển là nguồn tài nguyên chiếm 3/4 Trái Đất và là môi trường sống cho nhiều loài động – thực vật. Biển là nơi trữ nước lớn nhất, là điểm cuối của mọi nguồn nước. Đối với nhiều quốc gia, họ tự hào vì có một nền văn minh sông nước lâu đời. Với người Việt, biển tạo nên nguồn thực phẩm dồi dào cho con người cũng như tạo ra nguồn lợi kinh tế nuôi sống người dân vùng biển. Thê nên, Huy Cận mới có câu thơ:

“Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”

(“Đoàn thuyền đánh cá”)

Như vậy, giá trị của rừng và biển là rất lớn. Tuy nhiên, thực trạng khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này ở Việt Nam chưa hiệu quả. Rừng được đẩy mạnh khai thác nhưng không được cải tạo phục hồi trở lại khiến diện tích bị thu hẹp quá mức và chất lượng sụt giảm nghiêm trọng. Những cánh rừng tang tóc vì bị đốt, bị chặt phá… làm nơi cư ngụ, làm nương rẫy hay để khai thác gỗ khiến cho màu xanh ở Việt Nam đang biến mất một cách nhanh chóng. Theo đó, không khí trở nên ô nhiễm và thiên tai ngày càng khủng khiếp hơn. Biển cũng trong tình cảnh ô nhiễm nặng nề do tràn dầu, xả thải rác và giá trị suy giảm do hoạt động khai thác quá mức của con người.

>> Xem thêm:  Soạn bài tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

Mỗi năm, nhiều phương án mới được đưa ra nhằm duy trì, bảo vệ, phục hồi và phát triển lại nguồn tài nguyên rừng và tài nguyên biển. Các chính sách như khuyến khích người dân trồng rừng, cải tạo rừng, cải tạo biển, hạn chế đánh bắt quá mức, làm sạch môi trường biển… vẫn được thực hiện ít nhiều đã thấy được kết quả bước đầu. Tuy vậy, nỗ lực của Chính Phủ và người dân cần mạnh mẽ và đoàn kết nhất trí hơn nữa để biển, rừng phát huy được giá trị đích thực của nó.

Trở lại câu tục ngữ “Rừng vàng, biển bạc”, ta hoàn toàn có thể tự hào về sự trù phú của thiên nhiên Việt Nam. Hơn nữa, chúng ta cũng cần đặt mình vào công cuộc giữ gìn và phát huy giá trị thiên nhiên nói chung để đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn nữa.

Hoài Lê

Bài viết liên quan