Phân tích tác phẩm Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành


Phân tích tác phẩm Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành

Hướng dẫn

Rừng xà nu thể hiện tinh thần đấu tranh chống giặc của người Tây Nguyên, là một trong những sáng tác hay nhất về người Tây Nguyên trong làng văn học dân tộc. Bằng tình cảm của mình tác giả đã phác họa lên những con người Tây Nguyên anh hùng, bất khuất, quyết đứng lên đấu tranh để bảo vệ quê hương, bảo vệ đất nước.

Cuộc sống của người dân Tây Nguyên qua ngòi bút miêu tả của nhà văn hiện lên thật chân thực và sục sôi khí thế giết giặc. Anh Đề trong cuộc sống thực là người dân lộc Xê-đãng. Những cũng để cho nó “không khí” hơn lên thì anh Tnú của Nguyễn Trung Thành, cùng với dân làng xỏ Man của anh (cái tên Xô Man, riêng nó thôi, cũng đã rất có sức khơi gợi âm hưởng hùng vĩ man dại của núi rừng), phải thuộc vể một tộc người hiếm ai biết đến: người trái Cái chuyện Rừng xà nu ấy, Nguyễn Trung Thành đã làm cho nó rất Tây Nguyên ngay từ những cái tên.Và những chi tiết đậm đặc chất Tây Nguyên xa xôi kia, tác giả cứ như vốc lấy của rừng núi để đem rải tràn lên suốt chiểu dài tác phẩm: “Con suối nhỏ có một khúc nữa dẫn nước từ trong lòng đá”. “Những bà già… lụm cụm bò xuống thang, từng bậc từng bậc”. “Bữa cơm tối ở nhà cụ Mết” với “món canh tàu môn bạc hà nấu lạt trong ống nứa… Ông cụ không nêm muối vào canh. Ông chia cho mỗi người mấy hạt, họ ãn sống từng hạt, ngậm rất lâu trong miệng để nghe chất mặn đậm đà tan dần”: Đêm Xô Man tĩnh mịch, “chi còn có tiếng vòi nước đầu làng lanh tanh trộn lẫn tiếng mưa đêm gõ đều trên vòm lá cây”. Còn ở trong nhà, cụ Mết “gõ ống điếu lẽn đầu ông táo, bẻ một que nứa nhỏ ờ sạp, cẩn thận xoi cho hết tàn thuốc trong ống điếu…”. Cô thiếu nữ ngồi thụp xuống, “hai chân xếp về một bên, đưa tay kéo tấm váy che kín cả gót chân”… Tôi đã kể thật tình cờ và lộn xộn vài ba trong số những chi tiết ấy – những chi tiết thoạt nhìn thì cứ ngỡ như không liên quan bao nhiêu đến chủ đề tác phẩm, nhưng chính chúng làm cho truyện ngắn có thịt có da; và có lẽ vì thế mà trải qua một phần tư thế kỉ những cái nho nhỏ như thế vẫn cứ sống tươi nguyên trong trí nhớ của nhà văn. Nhưng tác giả Rừng xà nu vốn là người ưa khái quát. Từ cái nhò để suy ra cái lớn từ một trường hợp đơn nhất mà ngẫm đến những chân lí phổ quát bao trùm, và tìm cách đem quy luật rất chung vận dụng vào những hiện tượng rất riêng – đấy là nếp tư duy nghệ thuật đã trở thành quen thuộc của cây bút tím viết nên Đất nước đứng lên, Đường chúng ta đi hay Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.

>> Xem thêm:  Nét độc đáo trong bài thơ “Hầu Trời”

Dẫu cho giá trị về mặt phong tục của nó có lớn đến bao nhiêu thì nó cũng không thuộc vào loại truyện được viết ra chủ yếu chỉ để giới thiệu hương sắc lạ của một vùng miền. Ngược lại, cảm hứng của Rừng xà nu có thể nói lại khởi phát từ một triết lí xã hội – nhân sinh nảy ra từ máu lửa của một thời đại thương đau mà cũng vô cùng anh dũng “Làng ỏ trong tầm đại bác…” – truyện của Nguyễn Trung Thành đã mở đầu như vậy. Chỉ trong chưa đầy mười chữ mà dựng lên được cả một tư thế của sự sống trons sự đối điện với cái chết, của cái tồn sinh trong vòng đe doạ của sự huv diệt bạo tàn, cái mở của truyện thật đã cô đúc gọn gàng mà vẫn đầy uy nghi, tầm vóc. “Làng ở trong tầm đại bác.ỗ.”. Một cây viết truyện ngắn đã không sai khi quả quyết rằng câu đẩu trong một đoản thiên luôn luôn “là một thứ âm chuẩn” nó “giúp vào việc tạo nên âm hưởng chung của toàn bộ tác phẩm” ông còn nhắc nhở, trước hết là tự nhắc nhở mình rằng “phải tập cho mình nghe được nhạc điệu” của cái câu đầu tiên đó.

Câu văn hứa hẹn về một khúc bi tráng của chiến tranh. Và cái cảm hứng bi tráng ấy, được nén, được tích tụ trong câu văn cầm trịch, sẽ được thi triển trong những câu còn lại của thiên truyện ngắn, mà trước hết là những câu văn đẹp ngào ngạt, nồng nàn, rực rỡ khi tả tấm ngực – rừng xà nu vĩ đại dưới chói chang gay gắt nắng hè. Phải nhận rằng trong nền văn xuôi của chúng ta, đang còn hiếm những câu tả cảnh thiên nhiên hay đến như trong đoạn vãn này. Có thể thấy tác giả của nó đã rất kì công trong từng dòng chữ, để làm cho cảnh vật được chạm khắc nổi bật hẳn lên dưới một ngòi bút biết tạo hình khối, biết tạo hương, biết tạo ánh sáng và sức nóng. Hãy thử lượm ra đây một câu văn như thế Ở chỗ vết thuơng, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt. rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn”.

>> Xem thêm:  Tả cái đồng hồ báo thức

Sự miêu tả của tác giả về những câu xà nu kiên cường bất khuất, như chính người dân Tây Nguyên vậy. Có loại xà nu mà đạn đại bác chi có thể để lại trên thân thể cường tráng những vết thương chóng lành, cũng có cây gục ngã. Song “cạnh một cây mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bẩu trời”. Bản năng tự bảo tồn, sự thèm khát vươn tới bầu trời và ánh sáng đã khiến rừng cây ấy chiến thắng sức tàn phá của đạn bom. Tại một nơi như thế này, sự sống vẫn mạnh hơn cái chết, sự sốne vẫn luôn luôn bất diệt ngay trong huỷ diệt. Xin lưu ý đến điều này Nguvễn Trung Thành đã sử dụng nhân hoá như một phép tu từ chủ đạo trên suốt trang văn đặc tả xà nu. Điều đó cho phép ta được nghĩ đoạn vãn mở đầu rất đẹp này không chì là một khúc biến tấu phóng lúng, đầy ngẫu hứng và suy tưởng được nhà văn cho dạo lên trước khi bắt đầu câu chuvện về những con người. Rừng xà nu, đó còn là một kiểu ẩn dụ về chính con người, những con người sống dưới tám đại bác. Cũng như xà nu, thân thể và trái tim họ đầy thương tích. Và cũng có đời người giống như những cây xà nu nào đó. bị cái chết chật đứl ngang nửa đời xuân. Song cũng như xà nu, con người Xô Man, con người Tây Nguyên, con người Việt Nam trong những ngay đánh giặc vẫn sống, bền bỉ, kiêu hùng, đầy khao khát, trong niềm ham muốn mãnh liệt ánh sáng mặt trời, trong tư thế phóng lên để tiếp lấy nguồn sống trong ánh nắng.

Rừng xà nu, cũng như người dân Việt Nam có một sức tồn sinh mạnh mẽ trong sự tàn ác của bom đạn kẻ thù. Tấm lưng Tnú – khi đó còn là mội cậu bé – nganR dọc vết dao chém, máu chảy ra rồi đặc quện lại, tím như nhựa xà nu. Rồi chính người cán bộ, anh Quyết hi sinh. Rồi Mai gục xuống. Cà đứa con của hạnh phúc, của tình yêu cũng chết dưới đòn đánh tàn bạo của kẻ thù. Còn Tnú, lừa xà nu đốt cụt mười ngón tay anh, lửa xà nu như thiêu đốt trong lồng ngực, như cháy cả ruột anh. Nhưng lịch sừ Xò Man cũng là lịch sử của mội sự sống không thể nào dập tất. cùa một tư thế sống không biết den sự cúi dầu. Thanh niên không thê đi nuôi cán bộ thì đã có ỏng bà già. Ôns bà già không thể đi thì thiếu nhi tiếp tục. Anh Quyết hi sinh, nhưng Tnú có thể thay anh. Còn Mai, hình ánh của Mai khỏng chết, đã có em Dit tiếp bước.

>> Xem thêm:  Bình giảng bài thơ "Tiến sĩ giấy" - Bài 2 của Nguyễn Khuyến

Chi tiết Tnu học chữ là một trong những chi tiết hay của tác phẩm, vì không nhớ được mật chữ, đã đập vỡ bảng, lấy đá ghè đầu chảy máu, để rồi sáng hôm sau lại sượng sùng gọi riêng Mai ra phía sau hốc đá hỏi xem “chữ o có móc là chữ chi… Còn chữ chi đứng sau chữ đó nữa, chữ chi có cái bụng to to đó”.

Tnu là người có sức khỏe cường tráng như một thân xà nu lớn. Chảy trong huyết quản anh là dòng máu anh hùng của xứ sờ Tây Nguyên, truyền lại từ đời Đăm Sãn, Xing Nhã. Chứa đầy trong ngực anh là sức mạnh mênh mỏng và hoang dại của núi rừng. Anh thừa gan góc đến bướng binh, thừa kiêu hãnh đến giàu tự ái. Anh là người không biết đến sợ hãi, không biết đến khuất phục, cho dù sự tàn bạo có hiện hình trong mũi súng hay ỉưỡi dao chém ngang dọc trên lưng, có muợn sức mạnh của dãy rừng hay lửa xà nu rừng rực. Anh đã gặp “người Đảng” từ tuổi ấu thơ, để sớm học được một mục đích sống và một vốn hiểu biết để làm con người chân chính.

Rừng xà nu đã miêu tả chi tiết cuộc sống cũng như sự đấu tranh và lòng dũng cảm của người dân Tây Nguyên trước kẻ thù. Rừng xà nu kiên cường cũng như người dân nơi đây, thật anh dũng và có một sức song phi thường. Họ đã cùng nhau vượt qua bom đạn ác liệt của kẻ thù, đứng lên chiến đấu để góp phần vào cuộc sống của nhân dân.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Bài viết liên quan