Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ của Tú Xương 


Đề bài: Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ của Tú Xương 

Bài làm

Nhà thơ Tú Xương là một nhà thơ hiếm hoi biết thông cảm và chia sẻ nỗi vất vả với người phụ nữ của mình. Trong cách viết của mình nhà thơ Tú Xương thường thể hiện sự trào phúng mỉa mai sâu sắc như vừa chửi đời chửi người. Bài thơ "Thương vợ" thể hiện cảm xúc thương vợ của một người đàn ông một người trụ cột trong gia đình nhưng lại để cho vợ của mình- một người phụ nữ phải chịu cảnh một nắng hai sương vất vả khuya sớm vừa nuôi chồng vừa nuôi con.  

Bài thơ "Thương Vợ" mở đầu bằng những câu thơ thể hiện sự tự nhiên dung dị trong từng vần thơ, có chút gì đó gần gũi thân thiết tựa như cách viết mà người đọc thường gặp trong ca dao tục ngữ xưa. Một lối viết giản dị thường sử dụng điển tích hoặc những hình ảnh thân thuộc trong cuộc sống để ví von, làm hình ảnh ẩn dụ.

Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.

Thông qua lời kể của tác giả Tú Xương đã cho người đọc thấy được khung cảnh làm việc của bà Tú – vợ tác giả diễn ra như thế nào. Đó là một công việc nặng nhọc, quanh năm làm lụm vất vả, bán mặt cho trời bán lưng cho đất để kiếm kế sinh nhai. Một người phụ nữ một nắng hai sương được ví như thân cò, lầm lũi đi làm từ nửa đêm gà gáy và trở về nhà khi trời khuya lắc. Một người phụ nữ nhọc nhằn chịu nhiều vất vả trong cuộc sống đã khiến người đọc cảm thông sâu sắc vừa xen lẫn chút tiếc thương xót xa cho phận yếu liễu đào tơ nhưng phải chịu nhiều nhọc nhằn của người phụ nữ đó.

>> Xem thêm:  Suy nghĩ về tình mẫu tử trong cuộc sống

phan tich bai tho thuong vo cua tran te xuong 1 - Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ của Tú Xương 

Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ của Tú Xương 

Người ta thường nói rằng phụ nữ hơn nhau hay không ở tấm chồng, nhằm ám chỉ rằng người phụ nữ tốt số nếu lấy được người chồng tử tế biết yêu thương vợ con, biết làm ăn kinh tế vun vén cho gia đình thì người phụ nữ đó sẽ hạnh phúc cả đời. Còn ngược lại nếu chúng ta không may lấy nhầm ông chồng lười biếng, ăn chơi, vũ phu, lăng nhăng.. thì cuộc đời sẽ bất hạnh. Người phụ nữ dù trong thời đại nào vẫn luôn bị các ông chồng chi phối, hạnh phúc của người phụ nữ là do chồng con của mình quyết định rất là nhiều. Bà Tú là một người phụ nữ bất hạnh, khi lấy một ông chồng chỉ biết đèn sách mà thi cử mãi chẳng đỗ đạt làm quan cho bà mở mày mở mặt, cuộc sống khó khăn một mình bà bươn trải lo chạy ăn cho năm người con và một ông chồng khó khăn biết chừng nào.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đ
ông.

Hai từ "Lặn lội" trong những câu thơ tiếp theo của bài thơ "Thương Vợ" gợi lên cho người đọc sự xót xa thương cho bà Tú với thân "con cò" một nắng hai sương vất vả làm việc, âm thầm chịu đựng tất cả không bao giờ kêu than, oán hận cuộc sống. Bà Tú là một người phụ nữ lam lũ, chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống nhưng bà lại có đức tính nhẫn nhịn luôn biết hy sinh vì người khác không bao giờ biết oán giận chồng và con của mình. Một đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay.

>> Xem thêm:  Bình luận về ý kiến Không ai ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sao, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn

Công việc mà bà Tú làm vô cùng vất vả, nhưng bà Tú vẫn cứ âm thầm làm hết ngày này qua tháng khác để kiếm miếng ăn cho chồng cho con. Bà chưa bao giờ tự hỏi tại sao mình phải làm như vậy? Bởi trong lòng bà tình yêu thương dành cho các con, cho người chồng của mình là vô bờ bến bà có thể làm mọi việc để nhengxn gời thân yêu đó được hạnh phúc. Và ông Tú như cảm nhận được sự khó khăn vất vả của bà nên đã đồng cảm với bà rất nhiều.

 Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công

Trong hai câu thơ này tác giả Tú Xương đã chứng minh rằng cuộc sống của người phụ nữ luôn gắn liền với vận mệnh của người chồng của mình. Dù thời xưa hay thời nay thì người phụ nữ vẫn luôn coi chồng là nhất, chồng là trụ cột là điểm tựa tinh thần cho mình. Bà Tú dù chịu nhiều đắng cay vất vả, nhọc nhằn mưu sinh nhưng bà không bao giờ hé răng than vãn hay cảm thấy mình quá bất công. Bà luôn làm công việc của mình như việc hiển nhiên phải làm dù cuộc sống có nhiều tủi hờn cơ cực tới mức nào thì bà cũng cam lòng mà sống không oán thán. Chính cách cư xử vô cùng tế nhị nhẫn nhịn cam chịu của bà Tú càng làm cho tác giả Tú Xương thêm xót xa thương vợ nhiều hơn. Giá như bà cứ kêu lên, cứ oán hận ông chồng của mình là tác giả thì có lẽ ông Tú còn không cảm thấy dằn vặt lương tâm nhưng bà Tú lại không làm như vậy khiến cho ông Tú phải tự chửi mình.

>> Xem thêm:  Nhân dân ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực thì chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh để thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em

"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không"

Những câu thơ kết thể hiện cho nỗi lòng của tác giả Tú Xương thương vợ muốn chửi mình, bày tỏ sự kính phục của tác giả dành cho vợ. Tác giả oán hận bản thân mình là thằng đàn ông nhưng lại để cho vợ phải chịu nhiều thiệt thòi bất hạnh trong cuộc sống. Tác giả thương cho bà Tú sinh ra nhầm thời lấy nhầm chồng nên cuộc sống chịu nhiều thiệt thòi bất hạnh.

Bài thơ "Thương Vợ" là một bài thơ hay một bài thơ hiếm hoi được một người chồng viết lên để tặng vợ của mình, thể hiện sự đồng cảm xót xa của ông khi thấy vợ của mình chịu nhiều thiệt thòi bất hạnh trong cuộc sống. Thông qua bài thơ ta có thể thấy được tác giả Tú Xương không hề là một người vô tâm hay một người chồng ăn ở bạc bẽo như ông nói. Mà ngược lại Tú Xương là người chồng biết chia sẻ vui buồn biết quan tâm lo lắng cho vợ mình bởi một người đàn ông nếu bạc bẽo với vợ sẽ không bao giờ viết được những vần thơ hay và xúc động lòng người đến như vậy.

Bình Minh

Bài viết liên quan