Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn


Đề bài: Giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

Bài làm

Ông cha ta đã tế nhị dùng những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao… truyền miệng để răn dạy các thế hệ con cháu mình những bài học và quan niệm sống đúng đắn. Trong đó, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là một ví dụ điển hình.

Câu tục ngữ có hai nghĩa. Về nghĩa đen, câu nói đưa ra nhận định rằng khi chúng ta uống nước thì phải biết và nhớ đến nguồn cội của nước. “Nước” ở đây chỉ thành quả, giá trị. Còn “nguồn” biểu tượng cho người làm ra giá trị ấy. Như vậy, nghĩa bóng của câu tục ngữ này là khi hưởng thụ bất kì thành quả nào trong cuộc sống, chúng ta phải biết nhớ ơn người đã tạo ra thành quả đó cho chúng ta hưởng thụ. Đây là bài học về lòng biết ơn và đạo hiếu của con người trong cuộc sống.

Cùng quan điểm với câu tục ngữ này còn có một số câu tục ngữ khác như:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Đúng như vậy, lòng biết ơn là một trong những phẩm chất cơ bản và cần thiết nhất trong một con người. Và quả thực ở Việt Nam, vấn đề này đã trở thành truyền thống gốc rễ ăn sâu vào tâm hồn người Việt bao đời. Biểu hiện của tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” rất phong phú và đa dạng, tùy vào từng hoàn cảnh khác nhau.

>> Xem thêm:  Giới thiệu về Lí Lan tác giả của tác phẩm Cổng trường mở ra

giai thich cau tuc ngu uong nuoc nho nguon - Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

Có thể dễ dàng thấy trong đời sống hiện đại hôm nay, xem xét một cách vĩ mô thì thế hệ con cháu chúng ta đang thể hiện lòng biết ơn khi được hưởng thụ thành quả mà cha ông ta để lại. Từ thuở Vua Hùng dựng nước tới khi người anh hùng vĩ đại của dân tôc Việt Nam mang tên Hồ Chí Minh xuất hiện cùng đồng bào cả nước tổng khởi nghĩa lật nhào chế độ đô hộ của đế quốc và bè lũ xâm lăng để lập nên một đất nước Việt Nam Cộng hòa hôm nay. Thừa hưởng thành quả đó, thế hệ mới đang ngày càng hăng say cống hiến sức mình hơn nữa để gìn giữ và phát huy giá trị của cha anh đi trước để lại.

Mỗi năm, những ngày của ngành giáo, ngành y, ngành quân đội, ngày của cha, ngày của mẹ, ngày của phụ nữ, ngày giỗ Tổ… đều là những dịp lễ để đồng bào cả nước tôn vinh, tri ân và ghi nhớ công lao của những con người đã và đang cống hiến sức mình cho sự nghiệp dân tộc.

Là học sinh, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 rất quan trọng với chúng em. Chúng em có thể làm cách nào đó bày tỏ tấm lòng yêu quý và biết ơn đối với những người thầy giáo, cô giáo đã hết lòng dạy dỗ chúng em nên người như làm báo tường, thi đua dành điểm tốt, văn nghệ chào mừng, tặng những bông hoa tươi thắm, gửi lời chúc tốt đẹp…

>> Xem thêm:  Soạn bài Sông núi nước Nam

Ngoài ra, ở trường chúng em cũng thường xuyên có các hoạt động ý nghĩa như thi đua theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ủng hộ đồng bào lũ lụt, góp đồ dùng cho trẻ em vùng sâu vùng xa…

Hơn nữa, “Uống nước nhớ nguồn” còn nhắc nhở mỗi chúng ta phải biết giữ đạo hiếu với ông bà, cha mẹ. Họ là người nuôi nấng, săn sóc và hi sinh cả cuộc đời vì chúng ta, do vậy chúng ta phải đáp đền công lao ấy bằng cách học tập tốt và luôn giữ lễ phép với họ. Điều đơn giản nhất để thể hiện lòng biết ơn đó chính là biết yêu thương chính cha mẹ của bạn.

Vai trò của lòng biết ơn rất quan trọng. Nếu một xã hội mà thế hệ sau không biết ơn thế hệ trước thì xã hội sớm muộn cũng sẽ tiêu vong. Bởi nó không chỉ là biểu hiện của sự vô cảm, lối sống thực dụng mà nó hình thành nên tâm lí chỉ biết hưởng thụ mà không chịu gìn giữ và phát huy. Do đó, lòng biết ơn là vô cùng quan trọng.

Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là bài học sâu sắc về lòng biết ơn của con người trong cuộc sống. Câu nói này thức tỉnh chúng ta phải biết trân trọng những gì được thừa hưởng và phát huy chúng.

Hoài Lê

Bài viết liên quan