Giải thích và bình luận câu tục ngữ: “Ta về ta tắm ao ta…”


Đề bài: em hãy giải thích và bình luận câu tục ngữ sau:

“Ta về ta tắm ao ta

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”

Chúng ta có thể khẳng định rằng chưa có một đất nước nào có truyền thống yêu nước và lòng tự tôn dân tộc cao như nước ta, một quốc gia luôn là miếng mồi ngon cho những kẻ chỉ chuyên đi xâm chiếm và thống trị nước khác, bởi chúng ta được biết đến là quốc gia có tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, con người cần cù chịu khó. Dù trải qua bao nhiêu thăng trầm biến cố của lịch sử và thời gian, kẻ thù vẫn luôn tìm cách đồng hóa chúng ta, nhưng tất cả đều thất bại, bởi chúng ta có một ý chí và ý thức tự lực, tự cường sắc bén, như câu tục ngữ:

“Ta về ta tắm ao ta

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”

Đất nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới mà chỉ có lòng yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc thì mới có thể giữ gìn và phát huy được giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà bao đời nay ông cha ta cố gắng phát triển và nuôi dưỡng nó.’

Nhắc tới làng quê Việt Nam xưa là người ta nhắc tới cây đa, bến nước, sân đình, những cánh đồng lúa vàng ươm, thẳng cánh cò bay và chiếc ao quen thuộc mà bất cứ mỗi gia đình trong khuôn viên của họ đều có đó là: cái ao. Nó là một phần của ngôi nhà, vì thế mà chiếc ao ấy rất quan trọng đối với chúng ta, đó là nơi mọi người dùng để giặt giũ, thả cá, trồng sen hay là bể tắm của trẻ em nông thôn mỗi dịp hè về, bọn trẻ con trong xóm lại rủ nhau đi tắm ao, gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu con người, nếu có được những kỷ niệm đó chắc chắn bạn đã có một tuổi thơ vô dữ dội và đáng quý.

>> Xem thêm:  Bình giảng đoạn văn trích sau đây trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, từ: "Ngày Tết, Mị cũng uống rượu (...) Mị nín khóc Mị lại bồi hồi"

Trong ca dao, tục ngữ hình ảnh cầu ao, cái cao đã trở thành một hình tượng xuyên suốt và được nhiều người lấy để làm đề tài, chủ đề, nó như một phần tô đậm thêm cái hồn quê của đất nước:

“Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ”

Nói đến cái ao là nói đến cội nguồn của con người, hầu như ai cũng có một nơi chốn để về, có một gia đình để yêu thương, có một mái nhà để che nắng che mưa và có một cái ao để sinh hoạt tinh thần và sản xuất, ao được người lớn dùng trong việc sản xuất và lao động, có thể thả cá, trồng rau muống, hay trồng sen, còn đối với trẻ con, đó là nơi lưu giữ những kí ức về tuổi thơ mãi cho tới tận bây giờ, dù ai có đi xa đến đâu đi chăng nữa thì hình ảnh đấy cũng không bao giờ phai nhạt trong tư tưởng và tâm trí của họ.

“Ta về ta tắm ao ta”

Với việc nhắc đi nhắc lại đại từ nhân xưng “ta” để nhấn mạnh một điều rằng chiếc ao chính là niềm tự hào của người dân Việt Nam, đồng thời cũng chính là bộ phận không thể thiếu của mỗi người, đồng thời còn thể hiện lòng biết ơn và tran trọng sâu sắc của con người đối với chiếc ao của mình.

>> Xem thêm:  Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Qua đó thể hiện một triết lý sống hết sức sâu sắc, dù là thứ gì đi chăng nữa, đều do công sức, mồ hôi và xương máu của mình thì mình sẽ trân trọng, cho dù nó đẹp hay nó xấu, nó trong hay đục thì đó cũng là do mình mà thôi.

Câu tục ngữ ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang bị kẻ thù tìm mọi cách và âm mưu đồng hóa nước ta, nhưng tất cả âm mưu của chúng bị phá sản hoàn toàn bởi chúng ta luôn có niềm tự tôn và lòng yêu nước nồng nàn, không có kẻ thù nào có thể phá vỡ được quy luật và tinh thần đó được.

Khi đất nước đang có xu hướng mở cửa và hội nhập thế giới, Việt Nam đứng trước thách thức và cơ hội, chính vì vậy chúng ta phải thật sự tỉnh táo và lựa chọn những đối tác và văn hóa phù hợp với hoàn cảnh của đất nước và truyền thống văn hóa của đất nước. chúng ta hãy nêu cao tinh thần “hòa nhập chứ không để hòa tan”.

Bài viết liên quan