Giới thiệu tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đầy đủ nhất


Bằng luận điệu sắc xảo, giọng điệu mạnh mẽ đanh thép, chủ tịch Hồ Chí Minh qua Tuyên ngôn độc lập không chỉ khẳng định chủ quyền, nền độc lập của dân tộc Việt Nam mà còn thể hiện được khát vọng về hòa bình, ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do ấy. Bài này giới thiệu về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập dưới đây sẽ cung cấp những thông tin thú vị cho quá trình học tập của các bạn.

1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Tuyên ngôn độc lập

Khi chiến tranh thế giới thứ hai sắp bước vào giai đoạn kết thúc, trong nước chính quyền tại Hà Nội đã về tay nhân dân (19/8/1945), ngày 26/8/1945 Hồ Chí Minh đã soạn thảo bản “Tuyên ngôn độc lập”, ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đã đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.
Với mục đích cao cả muốn công bố nền độc lập của dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng như thể hiện khát vọng hòa bình, tinh thần và ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do.

gioi thieu tac pham tuyen ngon doc lap cua ho chi minh day du nhat - Giới thiệu tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đầy đủ nhất
Giới thiệu tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đầy đủ nhất

2. Ý nghĩa của Tuyên ngôn độc lập

Bản “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ đọc để cho toàn thể đồng bào Việt Nam được nghe mà còn hướng đến cho toàn thể nhân dân trên toàn thế giới được biết, trong đó phải kể đến các lực lượng nhân danh đồng minh diệt phát xít Nhật tại Việt Nam như Pháp, Mỹ, Anh, Trung Quốc. Bố cục của bản “Tuyên ngôn độc lập” bao gồm ba nội dung chính, đó là cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản tuyên ngôn, bản cáo trạng các tội ác của thực dân Pháp và quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta, cuối cùng là sự tuyên bố của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với thế giới.

>> Xem thêm:  Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn

Tác phẩm được coi là một văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc ta, bộc lộ phong cách chính luận của Hồ Chí Minh. Khi đứng cùng các tác phẩm như “Sông núi nước Nam”, “Bình Ngô đại cáo”, bản “Tuyên ngôn độc lập” thực sự đã phản ánh đúng tinh thần và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam suốt trường kì lịch sử 4000 năm. Với lối viết ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, chất văn đanh thép, hùng hồn đã góp phần tăng thêm sức mạnh và giá trị pháp lý của bản tyên ngôn.
“Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh không chỉ đơn giản là một tác phẩm văn học bình thường, nó làm giàu đẹp cho lịch sử văn học dân tộc, tô thắm tình yêu đất nước và khát vọng độc lập – tự do của nhân dân Việt Nam ta.

Bài viết liên quan