Giới thiệu về Ngô Thì Nhậm – Tác giả của tác phẩm Chiếu cầu hiền


Những thông tin về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của tác giả Ngô Thì Nhậm sẽ được trình bày cụ thể qua bài Giới thiệu về Ngô Thì Nhậm. Để có thêm tư liệu tìm hiểu bài học Chiếu cầu hiền, các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

1. Tiểu sử Ngô Thì Nhậm

Ngô Thì Nhậm (hay Ngô Thời Nhiệm) sinh ngày 11/9/1746, ông là một danh sĩ, nhà văn thời hậu Lê – Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh.

  xuất thân tại một gia đình vọng tộc

Ông xuất thân tại một gia đình vọng tộc, con Ngô Thì Sĩ, tại làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai (nay là thôn Tả Thanh Oai, xã Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội).

gioi thieu ve ngo thi nham – tac gia cua tac pham chieu cau hien - Giới thiệu về Ngô Thì Nhậm – Tác giả của tác phẩm Chiếu cầu hiền
Giới thiệu về Ngô Thì Nhậm – Tác giả của tác phẩm Chiếu cầu hiền

– Nổi tiếng là người thông minh

Từ thời niên thiếu, ông đã nổi tiếng thông minh, học giỏi, sớm có những công trình về lịch sử. Ông thi đỗ giải nguyên năm 1768, đỗ tiến sĩ năm 1775, sau đó ông làm quan dưới triều Lê – Trịnh, được Trinh Sâm quý mến. Tới thời điểm vua Lê lẫn chúa Trịnh đều đã đổ, Ngô Thì Nhậm và một số thân sĩ Bắc Hà như Phan Huy Ích, Bùi Dương Lịch lần lượt ra làm quan dưới triều Tây Sơn. Năm 1788 vua Lê Chiêu Thống dẫn quân Thanh sang xâm lược nước ta, Ngô Thì Nhậm bày kế lưu binh về giữ phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn (Ninh Bình) góp phần làm nên chiến thắng của nhà Tây Sơn. Sau khi Gia Long tiêu diệt nhà Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm cùng một số quan triều Tây Sơn bị đánh bằng roi tại Văn Miếu năm 1803, do ông có mâu thuẫn với Đặng Trần Thường nên bị tẩm độc vào roi nên sau khi đánh ông trở về nhà thì chết.

2. Sự nghiệp sáng tác

Ông để lại một di sản văn chương đồ sộ với trên 600 bài thơ và 15 tác phẩm lớn, thơ văn của ông thể hiện những khát vọng lớn lao, những suy nghĩ thầm kín, những tâm sự đau thương phản ánh con người ông từ chiều sâu của tâm hồn. Thơ văn của ông là một bức tranh tuyệt đẹp vẽ lại chính cuộc đời ông, một người đã cống hiến hết trí lực và tài năng chiến đấu cho lợi ích của nhân dân và cho đạo lí cuộc sống, cho vinh dự của Tổ quốc và phẩm giá của con người.

Trong suốt cuộc đời mình, Ngô Thì Nhậm đã chứng kiến không biết bao nhiêu sự thay đổi nhưng dù thời thế có thay đổi thì bản chất của một con người trí thức chân chính ấy không bao giờ thay đổi.

Bài viết liên quan