Hãy tưởng tượng em đã trưởng thành và kể lại kỉ niệm đáng nhớ giữa em với thầy cô giáo của mình nhân ngày 20 tháng 11


Hãy tưởng tượng em đã trưởng thành và kể lại kỉ niệm đáng nhớ giữa em với thầy cô giáo của mình nhân ngày 20 tháng 11

Bài làm

Hôm nay là một ngày hạnh phúc và đặc biệt đối với tôi vì tôi vừa đạt giải Nhất trong cuộc thi “MC tài năng” của thành phố. Trở thành một MC thực thụ và được khẳng định mình là mong ước của tôi từ khi còn nhỏ. Giữa những bó hoa tươi thắm và những lời chúc tụng ngọt ngào, tôi chợt nhớ đến cô Nguyệt, cô giáo dạy Ngữ văn từ những năm tháng tôi còn trong trường trung học.

Có những người chỉ xuất hiện trong cuộc đời chúng ta một khoảng thời gian và sẽ không mấy khi còn gặp lại, nhưng kỉ niệm sâu sắc vê’ họ lại đọng mãi trong tâm trí chúng ta. Với tôi, cô Nguyệt là một người như vậy. Tôi còn nhớ mãi đề văn độc đáo của cô ra cho cả lớp trước khi chúng tôi thi tốt nghiệp cấp hai không lâu: Lấy chủ đê ‘’Tai sao không?”, hãy viết một bài văn nghị luận. Nhiều bạn bối rối trước đê’ bài nhưng tôi cảm thấy đây chính là cơ hội để được nói ra điều mình ấp ủ bấy lâu. Vậy là tôi hăm hở viết bài văn để tự trả lời câu hỏi “Một người nói ngọng có thể trở thành MC nổi tiếng, tại sao không?”. Khi biết nội dung bài viết của tôi, chúng bạn đểu cười nhạo, còn bố mẹ nói tôi nên chọn một nghê’ nghiệp khác sẽ thực tế hơn. Cô Nguyệt là người duy nhất tỏ ra phấn chấn và tin tưởng vào niềm yêu thích của tôi. Tôi vốn là đứa ngọng nghịu từ nhỏ, nhiều đặc trưng phát âm sai ở nhiều vùng miền chẳng hiểu bằng cách nào đó đểu hội tụ ở tôi. Tôi ngọng cả âm “lờ”, “nờ” và dấu ngã, dấu sắc. Mỗi khi đứng dậy phát biểu bài, tôi đểu thấy như đang hứng chịu cực hình vì các bạn cười khúc khích và hình ảnh của tôi thật thảm hại, méo mó trước tập thể.

Sau tiết trả bài Tập làm văn, cô Nguyệt gọi tôi ở lại nói chuyện riêng với cô. Tôi đoán cô sẽ an ủi tôi vài câu và khuyên tôi tự tin như bao người khác. Nhưng tôi đã nhẩm, cô Nguyệt nói chuyện rất nghiêm túc và hỏi tôi những cầu hỏi thẳng thắn xoáy sâu vào tâm trí tôi “Em có thực sự yêu thích nghề MC không?”, “Lớn lên em sẽ làm MC chứ?”, “Em có nghiêm túc với ước mơ của mình không?”. Lần đẩu tiên tôi thấy mình là một người lớn và cần phải đáp lại một cách trung thực bởi đây là một cuộc trò chuyện nghiêm túc giữa những người trưởng thành. Tôi vốn là đứa trẻ hay bông đùa nhưng có lẽ đó là lẩn đẩu tiên gương mặt tôi nghiêm trang đến thế khi trò chuyện. Đến giờ tôi vẫn nhớ cách cô Nguyệt nhìn thẳng vào mắt tôi và trong đó, như một chiếc máy chiếu nho nhỏ vê’ tương lai của tôi. Tôi nghe như khắc sâu từng lời của cô về những yêu cầu và những điểu thú vị của nghề MC. Cô kể tên những MC nổi tiếng của Việt Nam và thế giới mà cô rất yêu thích. Khi cô nhìn tôi và khẳng định, nếu không sửa tật nói ngọng, không làm giàu vốn kiến thức, vốn sống, không có cá tính thú vị, không kiên trì thì đừng nghĩ đến nghề này, tôi nhận thấy mình có thật nhiều điều phải làm. Bất ngờ hơn nữa, trên chiếc bàn học đơn sơ ngày đó, với tờ giấy A4 giản dị, cô đã cùng tôi vạch ra những bước đi đầu tiên để tôi vươn đến ước mơ của mình. Cũng trên tờ giấy ấy, lịch tập phát âm, sửa nói ngọng đầu tiên của hai cô trò được sắp xếp.

Những ngày sau đó, tôi có một “người bạn” đặc biệt cùng luyện phát âm sau mỗi buổi học. Từ những buổi tập đó, tôi hiểu rằng sửa phát âm cho chuẩn và học cách nói có ngữ điệu hấp dẫn là một trong những công việc vô cùng nhọc nhằn và tỉ mỉ. Tôi còn phát hiện ra, dù việc có khó và nặng nể đến đâu, chỉ cần kiên trì từng thao tác nhỏ, chúng ta sẽ có những kết quả đầy bất ngờ. Ban đầu, cô nói từng từ có phụ âm “l” rồi “n” để tôi chậm rãi đọc theo. Công việc tưởng đơn giản nhưng với một người ngọng từ nhỏ như tôi thật mệt mỏi và khó khăn. Nhưng một tháng trôi qua, các bạn không còn cười tôi nữa mà tỏ ra nể phục vì sự kiên trì của tôi. Nhất là mỗi lần được cô khích lệ, tôi lại thấy mình tràn đầy năng lượng. Cô có nhiều cách giúp tôi vượt qua tật xấu này một cách thú vị, cô đưa cho tôi một mẩu giấy nhỏ có viết những câu vui nhộn chứa phụ âm đầu là “l” và “n”. Tôi còn nhớ nhất: “Nếu nói lẩm lẫn lẩn này thì lại nói lại. Nếu lầm lẫn lẩn nữa thì lại nói lại. Nói cho đến lúc luôn luôn lưu loát hết lầm lẫn mới thôi”. Hầu hết những mẩu giấy đáng yêu ấy vẫn còn lưu lại trong chiếc hộp kỉ niệm trên giá sách của tôi bây giờ. Luyện xong phát âm “l”, “n”, cô dạy tôi phát âm đúng các thanh điệu. Ban đẩu cũng dẩn dần từng tiếng một, rồi tập cả câu và lầu dẩn thì cô tặng tôi những mẩu chuyện ý nghĩa để tôi luyện đọc. Đến giờ Ngữ văn, cô thường gọi tôi đọc hoặc trả lời bài, có lẽ nhờ thế tôi dần tự tin và phát âm tốt hơn rất nhiều.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật người Vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

Khi chuẩn bị tổ chức ngoại khóa môn Ngữ văn cho lớp, cô nói tôi nên thử dẫn chương trình. Tôi vừa mừng, vừa lo nhưng cũng đổng ý và hứa với cô sẽ thực hiện tốt. Rồi ngày ngoại khóa cũng đến, dù đứng trước các bạn cùng lớp nhưng đứng trên sân khấu vốn là bục giảng thân quen tôi cũng không biết mình phải làm gì. Hổi hộp không biết nói như thế nào, tôi đứng lặng trên sân khấu, các bạn bắt đầu xì xào, mặt tôi nóng ran, nhìn về hướng cô, tôi thấy cô đang mỉm cười với mình. Lấy lại bình tĩnh, tôi nhìn vào tờ kịch bản rồi đọc trơn tru. Cứ thế, ngoại khóa cũng kết thúc rất nhanh, còn tôi thì rất buồn. Dù đọc lưu loát nhưng rõ ràng tôi chỉ đọc kịch bản chứ không dẫn chương trình như tôi đã tưởng tượng. Nỗi buổn xâm lấn tôi còn hơn cả khi bị điểm kém hay khi bố mẹ khuyên tôi chọn một nghề khác cho tương lai. Tôi cảm thấy ước mơ nuôi dưỡng bấy lâu thật mơ hồ. Buồn bã, tôi về thẳng nhà sau tiết học buổi sáng và cũng không muốn cùng cô luyện tập sau mỗi giờ ra chơi nữa. Cô cũng không gặng hỏi, sau hai hôm tâm trạng tôi đỡ hơn thì cô tặng tôi một cuốn sách. Cuốn sách kể vể một cô bé cũng giống như tôi, theo đuổi dam mê và không ngừng mơ ước. Trong suốt quá trình ấy, cô bé cũng gặp rất nhiểu thất bại nhưng vẫn không bỏ cuộc, cuối cùng cô bé thực hiện được ước mơ của mình. Ngày hôm ấy, tôi lật giở lại từng tấm giấy ghi cầu nói, bài thơ luyện đọc và nghĩ đến những ngày cùng cô luyện tập. Trời nắng hay trời mưa, dù có tiết hay không có tiết trên trường, cô đểu dành thời gian giúp tôi luyện tập. Nếu không có cô, có lẽ tôi đã từ bỏ ước mơ của mình, và có lẽ, đến bây giờ tôi vẫn cứ đỏ mặt mỗi khi phát biểu trước ai đó. Sau đó, tôi viết một bức thư dài và đặt trước cửa nhà cô vào lúc sáng sớm, trong thư tôi hứa tôi sẽ trở thành một MC giỏi giang và hạnh phúc. Tôi nhận được một lá thư hổi âm từ cô ngay trong ngày lễ “Tri ân thầy cô” của cả khối 9, đó là lá thư đẩu tiên tôi được nhận trong đời và cũng là lá thư khiến tôi hạnh phúc nhất từ trước đến nay.

>> Xem thêm:  Cảm nhận vềtruyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu

Những ngày tháng sau đó, tôi vẫn giữ liên lạc và chia sẻ cuộc sống với cô thường xuyên. Tôi vẫn luôn ước ao, các bạn học sinh đều có được niềm hạnh phúc, có được người cô, người bạn và người tri kỉ như tôi đã có. Chẳng bao giờ tôi quên vóc dáng mảnh khảnh, mái tóc ngang vai, quyển sổ A4 và những cây bút màu của cô. Chẳng bao giờ tôi quên ánh mắt chân thành và cuốn hút của cô khi trò chuyện. Đứng trước đôi mắt ấy và lối trò chuyện ấy, chúng ta chỉ có một suy nghĩ duy nhất: muốn được nói ra những điều sâu kín và niềm cảm hứng đang khơi dậy mạnh mẽ trong lòng.

Ngày 20 tháng 11 vừa qua, khi đưa con trai cùng về thăm cô Nguyệt, thằng bé khóc dấm dứt mách cô rằng các bạn nói nó sẽ chẳng bao giờ trở thành một cầu thủ tuyệt vời được như Lionel Messi vì nó quá nhỏ nhắn, yếu ớt như con gái. Cô Nguyệt bỏ kính xuống bàn, nhìn thằng bé thật nghiêm túc và hỏi: “Các bạn thì nghĩ như thế rồi, nhưng còn cháu, cháu có thực sự muốn trở thành một cẩu thủ tuyệt vời không?”. Nhìn thằng bé bỗng nhiên nín khóc và im lặng, tôi chợt bắt gặp hình ảnh của chính mình cách đây gần hai mươi năm.

Bài viết liên quan