Hướng dẫn soạn văn Các phương châm về hội thoại ( tiếp theo )


Hướng dẫn soạn văn Những phương châm hội thoại (tiếp theo) sẽ cung cấp những lời giải đáp cùng những đơn vị kiến thức bổ ích cho quá trình tìm hiểu bài học của người học. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé.

I. Tìm hiểu bài học

Câu 1: Phương châm quan hệ

– Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có những câu tục ngữ như:

a. Lời chào cao hơn mâm cỗ

  • Câu tục ngữ này muốn răn dạy chúng ta về thái độ lịch sự, tôn trọng, nhã nhặn với người khác còn quan trọng hơn cả những giá trị vật chất “mâm cỗ” bình thường. Dù là người đối diện không cần ăn tuy nhiên nếu được lời mời của gia chủ, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng và yêu quý.

b. Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

  • Câu ca dao khuyên chúng ta trong giao tiếp cần ăn nói lịch sự, tế nhị, tôn trọng người đối diện bởi nếu chúng ta ăn nói lịch sự với người đối diện chẳng những không tốn kém gì mà còn đạt được những hiệu quả lớn đó có thể là sự yêu mến, kính trọng từ phía đối diện.

c. Kim vàng ai nỡ uốn câu

Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.

  • Chiếc kim vàng vốn là đồ vật quý giá, không hề tầm thường sẽ không ai đem một thứ đồ quý như vậy để uốn thành một chiếc lưỡi câu, cũng giống như người khôn, vốn là những người có phẩm chất đáng quý, có sự khôn ngoan hiểu biết.  Bởi vậy trong giao tiếp người khôn không nên nói nặng lời làm mất lòng nhau và đánh mất phẩm giá của mình.
>> Xem thêm:  Kể lại trận đánh của vua Quang Trung trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí (hồi 14)

* Chúng ta có thể kể đến một số câu ca dao tương tự như:

  • – Người thanh nói tiếng cũng thanh.
  • Một điều nhị bằng chín điều lành.

–        Vàng thì thử lửa thử than

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.

Câu 2: Phương châm cách thức

Trong số các biện pháp tu từ trên, biện pháp tu từ có liên quan tới phương châm lịch sự đó là biện pháp “nói giảm nói tránh”. Sở dĩ như vậy bởi trong giao tiếp có những điều chúng ta không nên nói thật ra mà nên nói giảm đi để tránh sự tổn thương cho người đối diện.

Ví dụ khi đứng trước người nhà bệnh nhân, bác sĩ có thể nói:

“ Tình hình bác ấy không được ổn lắm”.

II. Luyện tập

Câu 1: Chọn các từ ngữ để điền vào chỗ trống

  1. Nói mát -> vi phạm phương châm cách thức
  2. Nói hớt -> vi phạm phương châm lịch sự
  3. Nói móc -> vi phạm phương châm lịch sự
  4. Nói leo -> vi phạm phương châm lịch sự
  5. Nói ra đầu ra đũa -> vi phạm phương châm cách thức

Câu 2: Trong giao tiếp đôi khi người ta sẽ sử dụng một số cách nói

a. Nhân tiện đây xin hỏi

Trả lời: Với cách diễn đạt như thế này, người nói trong cuộc hội thoại, thuyết trình này đang muốn nói về một vấn đề không liên quan đến đề tài mà họ đang trao đổi với nhau. Tránh việc vi phạm phương châm quan hệ, người nói có thể sử dụng cách nói như vậy để khiến người nghe không hiểu nhầm ý mình.

>> Xem thêm:  Hãy nêu những suy nghĩ, cảm xúc của em về thầy cô, bè bạn, mái trường, tình thầy trò, ... (kỉ niệm về thăm trường xưa)

b. Cực chẳng đã tôi phải nói, tôi nói điều này có gì không phải mong anh bỏ qua…

Trả lời: Người nói trong cuộc hội thoại này muốn thể hiện sự quan tâm của mình tới đối phương nhưng lại sợ đụng chạm đến người đối diện. Vậy nên người nói đã sử dụng cách diễn đạt này vừa thể hiện được sự quan tâm vừa không vi pạm phương châm lịch sự.

c. Đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế, đừng nói cái giọng đó với tôi…

Trả lời: Người nói trong cuộc hội thoại đang thể hiện thái độ bực mình với người đối diện, muốn thông báo cho họ biết là họ đang bất lịch sự và yêu cầu họ chấm dứt ngay hành vi đó.

Câu 3: Giải thích nghĩa của các thành ngữ

  • Nói băm nói bổ: Cách nói thô bạo, dữ dằn với người đối diện. ( vi phạm phương châm lịch sự).
  • Nói như đấm vào tai: Lời nói gay gắt và chói tai đồng thời cũng không có cơ sở thỏa đáng, trái ý người đối diện. ( vi phạm phương châm lịch sự)
  • Điều nặng tiếng nhẹ: Cách nói nhiếc móc, trì triết gây tổn thương cho người khác ( vi phạm phương châm lịch sự)
  • Nửa úp nửa mở: Cách nói mập mờ, không nói hết những điều mình muốn nói gây khó chịu cho người nghe và thông tin họ nhận được không chính xác. (vi phạm phương châm cách thức)
  • Mồm loa tép nhảy: Cách nói đanh đá, chua ngoa, lời nói lấn át người khác không để cho người đối diện nói lời nào. ( vi phạm phương châm lịch sự)
  • Đánh trống lảng: Cách nói lảng tránh, không muốn tiếp tục đề tài đang giao tiếp (phương châm quan hệ)
  • Nói như dùi đục chấm mắm cáy: Cách nói thô lỗ, thiếu lịch sự với người đang giao tiếp. ( vi phạm phương châm lịch sự)

Bài viết liên quan