Hướng dẫn soạn văn Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh – Chương trình Ngữ văn lớp 11


Hướng dẫn soạn văn Cha con nghĩa nặng sẽ cung cấp hệ thống lời giải chi tiết nhằm mang đến cho người học định hướng tìm hiểu tác phẩm có hiệu quả nhất. Các bạn hãy tham khảo nhé!

I. Hướng dẫn tìm hiểu

Câu 1: Đọc kĩ đoạn trích, gắn phần tóm tắt truyện ở trên với diễn biến sự việc trong đoạn trích thành một mạch truyện xuyên suốt

Câu chuyện kể về cha con Trần Văn Sửu – một người cha nặng ân tình với đứa con của mình. Vì một phút nóng giận mà ông đã vô tình giết chết vợ và phải sống lẩn trốn nhiều năm. Ông đã lẻn về thăm con nhưng vì sợ liên lụy tới con nên ông đã có ý định nhảy sông tự tử. Những sự chờ đợi, dõi theo cuộc sống của con và ông ngoại đã làm cho ông có thêm một chút niềm tin để sống, ông mong sẽ có ngày được gặp lại con. Trần Văn Tý – một người con hiếu thảo không những không ghét bỏ mà hết mực yêu thương cha. Đoạn trích đã thể hiện tình cảm cha con sâu nặng và mang giá trị nhân đạo sâu sắc.

Câu 2: Phân tích, làm rõ tình nghĩa cha con trong đoạn trích ( tình cha đối với con, tình con đối với cha)

  • Tình cha đối với con:

+ Trốn đi biệt xứ nhưng Trần Văn Sửu luôn nhớ về con không nguôi, lo lắng cho con.

>> Xem thêm:  Chứng minh câu nói Học văn không khó

+ Ông không quản ngại nguy hiểm để về thăm con, nhưng sợ con bị liên lụy nên chưa gặp được con đã vội trốn đi.

+ Định nhảy sông tự tử vì bình yên của con

Đó là một người cha hết lòng yêu thương con. Ông không hề nghĩ tới bản thân mình, sẵn sàng chịu cảnh khổ, sống xa con ở nơi biệt xứ, thay tên đổi họ để con có được hạnh phúc.

  • Tình con đối với cha:

+ Đó là tình cảm rất mạnh mẽ, quyết liệt.

+ Ngầm theo dõi câu chuyện của cha và càng thương cha hơn.

+ Thương cha, lo lắng cho cha, quyết bỏ nhà theo cha, hi sinh tình yêu hạnh phúc vừa kịp đến của mình để lo cho cha.

+ Nhất quyết không cho cha đi.

Đây là một người con có hiếu, mộc mạc, đáng thương nhưng cũng rất đáng được trân trọng.

Câu 3: Để thể hiện chủ đề “ cha con nghĩa nặng”, tác giả đã tạo ra những tình huống nghệ thuật có kịch tính cao (mâu thuẫn giữa tình cha thương con và hạnh phúc của con, giữa hạnh phúc của con và tình con thương cha). Hãy tìm hiểu và làm rõ tình huống nghệ thuật giàu kịch tính đó

Để làm nổi bật chủ đề về tình cảm cha con sâu nặng, tác giả đã tạo nên tình huống truyện có tính mâu thuẫn cao để làm tăng thêm những tình cảm sâu sắc của hai cha con:

  • Trần Văn Sửu mang tội giết vợ, phải sống lẩn trốn, việc trở về của ông sẽ làm liên lụy tới các con. Hai con của ông là Quyên và Tí đều chuẩn bị lấy vợ, lấy chồng. Sự xuất hiện của ông chắc chắn sẽ khiến hạnh phúc của hai con không trọn vẹn. Vì thế, ông quyết tâm ra đi và có ý định nhảy sông tự tử. Các nhân vật đứng trước trỏ ngại rất lớn. Nếu cha trở về thì sẽ bị bắt, hạnh phúc của các con sẽ bị ảnh hưởng. Còn nếu con theo cha sẽ phải chịu nhiều khổ cực và không chăm sóc được ông ngoại. Hai cha con bàn bạc mãi và cuối cùng cũng có quyết định.
  • Đẩy nhân vật vào tình huống cao trào đó, tác giả đã khắc họa tình cảm cha con sâu nặng, tăng tính thuyết phục cho câu chuyện.
>> Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện Bức tranh của em gái tôi

Câu 4: Qua hai nhân vật Trần Văn Sửu và thằng Tí, hãy nêu lên vài cảm nghĩ về tính cách con người Nam Bộ

Hai nhân vật Trần Văn Sửu và thằng Tí là hiện thân của những con người Nam Bộ mạnh mẽ và kiên quyết. Họ là những người giàu tình cảm, vị tha, quên mình vì người khác. Họ có tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương.

Câu 5: Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôn ngữ trong đoạn trích

  • Nghệ thuật kể chuyện theo trình tự thời gian tạo nên những cảm xúc sâu lắng.
  • Các nhân vật được miêu tả với những nét tính cách đáng trân trọng qua đó làm nổi bật lên chủ đề tác phẩm là tình cha con sâu nặng.
  • Ngôn ngữ mà tác giả sử dụng đậm chất Nam Bộ. Ngôn ngữ ấy bình dị, mộc mạc, gần gũi với đời sống hàng ngày của con người Nam Bộ

II. Bài tham khảo

Bài viết liên quan