Hướng dẫn soạn văn Lượm – Chương trình Ngữ văn lớp 9


Hướng dẫn soạn văn Lượm sẽ cung cấp cho người học những thông tin bài học hữu ích cho quá trình tìm hiểu và phân tích bài học. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

I. Hướng dẫn tìm hiểu

Câu 1. Bài thơ Lượm của Tố Hữu kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự kể ấy em hãy tìm bố cục của bài thơ

Trả lời

Bài thơ kể và tả về Lượm- chú bé liên lạc qua hồi tưởng, tưởng tượng của tác giả. Nhà thơ Tố Hữu đã tình cờ gặp gỡ chú bé liên lạc nhỏ tuổi trong không khí tang thương và chết chóc những ngày đầu kháng chiến chống Pháp ở Huế.

Bố cục của bài thơ:

– Đoạn 1: Từ đầu đến “Cháu đi xa dần”: Miêu tả và tái hiện về hình ảnh của chú bé Lượm một cách chân thực và sinh động.

– Đoạn 2: Tiếp đến… “Hồn bay giữa đồng”: Chuyến liên lạc cuối cùng mà chú bé thực hiện và sự hi sinh của chú bé.

– Đoạn 3: Đoạn thơ còn lại: Hình ảnh chú bé liên lạc nhí nhảnh, đáng yêu còn sống mãi.

Câu 2: Hình ảnh Lượm trong trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm dã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến?
Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm?

Trả lời:

>> Xem thêm:  Đóng vai cây lúa và tự thuyết minh về mình

Hình ảnh Lượm trong trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm dã được miêu tả:

– Trang phục, hình dáng:  cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch gợi nên sự đáng yêu, nhí nhảnh phù hợp với độ tuổi của chú bé.

– Dáng điệu: loắt choắt nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch: Cái chân thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh toát lên vẻ hồn nhiên và yêu đời.

– Cử chỉ: “Như con chim chích”, “cười híp mí”, “huýt sáo”.

– Lời nói: “vui lắm chú à”, “ở đồn Mang Cá, thích hơn ở nhà” đầy chân thật.

Các yếu tố nghệ thuật như từ láy (loắt choắt, nghênh nghênh, thoăn thoắt) vần (choắt – thoắt, nghênh – lệch, vang – vàng…), nhịp thơ nhanh, so sánh (như con chim chích) trong đoạn thơ có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh Lượm- chú bé liên lạc hồn nhiên, trẻ trung, tràn đầy sức sống và tươi vui, đầy lạc quan.

Câu 3. Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?

Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm của tác giả

Trả lời

Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm đầy những nguy hiểm:

>> Xem thêm:  Suy nghĩ về triết lý sống trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu

– Nhiệm vụ cấp bách “Thư đề thượng khẩn” trong hoàn cảnh mưa bom bão đạn, “đạn bay vèo vèo”

– Tuy nhiên giữa mưa bom bão đạn, tâm thế của chú bé liên lạc vẫn hiện lên đầy dũng cảm: “Sợ chi hiểm nghèo”

– Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ khiến độc giả xúc động: “Cháu nằm trên lúa/ Tay nắm chặt bông/ Lúa thơm mùi sữa/ Hồn bay giữa đồng”.

Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt:

– “Ra thế/ Lượm ơi!…”: câu thơ thốt lên bất ngờ biểu thị sự ngạc nhiên, sửng sốt.

– “Thôi rồi, Lượm ơi!”: câu cảm thán thể hiện niềm thương cảm, xót xa trước sự ra đi của chú bé.

– “Lượm ơi, còn không?”

Câu 4. Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm

Trả lời

Những từ ngữ xưng hô mà tác giả đã sử dụng để gọi Lượm:

–   Chú bé: cách gọi đầy thân mật của một người lớn tuổi với một em trai nhỏ

–   Cháu: cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết hơn cách gọi “chú bé”

–   Chú đồng chí nhỏ: cách gọi thân thiết, trìu mến, đồng thời thể hiện sự trang trọng, cho thấy thái độ trân trọng của tác giả đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi.

>> Xem thêm:  Nhận xét... sách Văn học 9, tập 2, NXB Giáo dục 1998 có viết: "Hình... nhất"... Qua việc phân tích vẻ đẹp hình thức của bài thơ sau, em hãy bày tỏ cách hiểu của em về vấn đề trên? Ánh trăng - Nguyễn Duy - [...]

–   Lượm ơi: cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán: Thôi rồi, Lượm ơi và Lượm ơi, còn không? Thể hiện cảm xúc của tác giả xúc động đến tột độ.

Câu 5. “Lượm à, còn không?”, câu thơ đặt cuối bài như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?

Trả lời

Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc cùng sự xúc động, tiếc thương của tác giả trước sự hi sinh đầy dũng cảm của chú bé liên lạc nhỏ tuổi nhưng gan dạ; đồng thời bộc lộ sự ngỡ ngàng không muốn tin vào sự ra đi của chú bé.

Sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi nhằm khẳng định dù đã hi sinh nhưng hình ảnh chú bé liên lạc sẽ mãi còn với non sông, đất nước.

II. Luyện tập

Bài viết liên quan