Hướng dẫn soạn văn Tiếng nói của văn nghệ


Hướng dẫn soạn văn Tiếng nói văn nghệ với hệ thống lời giải chi tiết, đầy đủ nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người học trong quá trình tìm hiểu và phân tích văn bản. Các bạn hãy tham khảo nhé!

I. Hướng dẫn tìm hiểu

Câu 1. Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với đời sống con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của bài nghị luận

Trả lời

Hệ thống luận điểm của bài nghị luận:

– Văn nghệ không chỉ là tấm gương phản ánh hiện thực khách quan mà còn chứa đựng nhận thức, tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ sáng tác.
– Sự cần thiết của tiếng nói của văn nghệ đối với cuộc sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu của cuộc kháng chiến chống xâm lược.
– Văn nghệ có khả năng kì diệu trong việc cảm hoá, có sức lôi cuốn thật kỳ diệu vì đó là tiếng nói của tình cảm và tác động đến con người bằng những rung cảm chân thành,
Nhận xét về bố cục của bài nghị luận: Bài viết được lập luận một cách khá chặt chẽ thông qua hệ thống luận điểm lô gích, mạch lạc, có sự tiếp nối và bổ sung giữa các luận điểm.

Câu 2. Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì?

Trả lời

>> Xem thêm:  Nhà văn Nguyễn Khải cho rằng: Để sống được hàng ngày tất nhiên phải nhờ vào những giá trị tức thời.

Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ vừa là hiện thực khách quan mang tính cụ thể, sinh động, vừa chứa đựng trong thế giới đó đời sống tình cảm, cảm xúc của con người và đặc biệt là cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ; được thể hiện qua các đặc điểm cụ thể:
– Tác phẩm nghệ thuật là tấm gương phản chiếu và phản ánh đời sống khách quan nhưng đó không phải là sự sao chép vẹn nguyên của thực tại.

– Tác phẩm văn nghệ có tính giáo dục, tác động mạnh mẽ đến người đọc qua những tình cảm sâu sắc, những say sưa, vui buồn, yêu ghét,… của người nghệ sĩ.

Câu 3. Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?

Trả lời:

Con người cần tiếng nói của văn nghệ vì:

– Văn nghệ giúp tinh thần của chúng ta trở nên đầy đủ hơn, phong phú hơn.
– Văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài khi con người không có cơ hội trải nghiệm cuộc sống bên ngoài.
– Nhờ có tiếng nói của văn nghệ, cuộc sống của chúng ta trở nên đẹp đẽ, thú vị hơn, cảm thấy yêu đời, tự tin hơn.

Câu 4. Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy? (Tư tưởng, nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách gì?)

Trả lời

>> Xem thêm:  Em hãy phân tích giá trị biểu cảm của những từ láy và nét độc đáo trong cách so sánh của nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ Lượm

Tiếng nói của văn nghệ có khả năng kì diệu đến vậy vì yếu tố then chốt và hạt nhân của văn nghệ chính là tình cảm. Đó cũng chính là con đường mà văn nghệ tác động đến con người, khiến cho chúng ta cảm thấy yêu cuộc sống và muốn đóng góp công sức của mình để làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn.

Câu 5. Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này (cách bố cục, dẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ với dẫn chứng thực tế…)

Trả lời

Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này được thể hiện qua:

– Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý, thông qua hệ thống luận điểm lô gích, mạch lạc, có sự tiếp nối và bổ sung giữa các luận điểm.
– Dẫn chứng sinh động, hấp dẫn tạo nên một cách viết giàu hình ảnh và đầy sức thuyết phục.

Bài viết liên quan