Hướng dẫn soạn văn Xa ngắm thác núi Lư của nhà thơ Lí Bạch


Hướng dẫn soạn văn Xa ngắm thác núi Lư với hệ thống lời giải chi tiết sẽ góp phần hỗ trợ người học trong quá trình tìm hiểu tác phẩm, đồng thời cung cấp thêm những đơn vị kiến thức hữu ích cho người học.

I.Hướng dẫn tìm hiểu

Câu 1: Căn cứ vào đầu đề bài thơ và câu thứ hai, xác định vị trí ngắm thác nước của tác giả. Vị trí đó có lợi thế như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước?

Trả lời

-Vị trí ngắm thác của tác giả: đứng từ xa nhìn lại

-Vị trí đó có lợi thế vô cùng lớn trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước, có thể bao quát và ngắm được phong cảnh một cách toàn diện, không chỉ có thác nước chảy mà nó còn là những yếu tố xung quanh tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ của thác nước.

Câu 2: Câu thứ nhất tả cái gì và tả như thế nào? Hình ảnh được miêu tả trong câu này đã tạo nền cho việc miêu tả ở ba câu sau như thế nào?

Trả lời

Câu thứ nhất tả về nét đẹp của đỉnh Hương Lô với ánh nắng vàng chiếu xuống, sự khúc xạ ánh sáng khiến vẻ đẹp càng trở nên huyền ảo bồng bềnh như cõi tiên cảnh hơn. Hình ảnh được miêu tả ở câu thơ đầu đã làm nền và làm tiền đề cho những vẻ đẹp được miêu tả ở những câu thơ tiếp theo. Chính việc miêu tả ở câu thơ đầu với vẻ đẹp đầy huyền ảo đã làm nên bức tranh thiên nhiên thác núi Lư trở nên hùng vĩ, chân thực và tuyệt mĩ như chốn bồng lai tiên cảnh

>> Xem thêm:  "Ông già và Biển cả" là một bản anh hùng ca ca ngợi tư thế ngạo nghễ hào hùng của con người trên thế giới này. Hãy phân tích đoạn trích "Đương đầu với đàn cá dữ" để làm nổi bật tinh thần đó

Câu 3: Nêu những vẻ đẹp khác nhau của thác nước đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu thơ tiếp.

Trả lời

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

“Xa ngắm thác” chính là việc đứng từ xa quan sát hình ảnh dòng nước từ thác núi Lư chảy xuống, như dải lụa trắng đang trào xuống. “Dao khan bộc bố quải tiền xuyên”, bức tranh tưởng chừng như vô tri vô giác chỉ có hình mà không có ảnh, nhưng chỉ một động từ “quải” thôi cũng đã đủ biến một hiện tượng đang hoạt động trở lên tĩnh lặng hơn, tất cả chỉ muốn khẳng định một điều chính là việc từ xa ngắm thác nên chỉ có thể cảm nhận được hình ảnh là chính mà thôi. Dòng thác như dải lụa trắng từ trên trời chảy xuống thật hoành tráng và kỹ vĩ, bức tranh tuyệt đẹp đó tưởng chỉ có vô tri vô giác nhưng đã được thi tiên Lý Bạch miêu tả đầy tiếng động:

Phi lưu trực há tam thiên xích

Câu thơ thứ ba, chính là sự chuyển tiếp trạng thái của dòng thác núi Lư khi mà từ hình chuyển sang động. “Phi lưu” dòng nước đổ xuống ào ào tưởng như bay, thác cao dựng đứng cao tận ba nghìn thước “tam thiên xích” chính vì lẽ đó nước đổ xuống như bay chả có gì ngạc nhiên, cách nói phóng đại này tưởng như không có thực nhưng lại chân thực vô cùng.

>> Xem thêm:  [Văn mẫu học trò] Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
huong dan soan van xa ngam thac nui lu cua nha tho li bach - Hướng dẫn soạn văn Xa ngắm thác núi Lư của nhà thơ Lí Bạch
Hướng dẫn soạn văn Xa ngắm thác núi Lư của nhà thơ Lí Bạch

Câu 4: Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ?

Trả lời:

Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta có thể thấy những nét độc đáo trong tâm hồn và tính cách nhà thơ. Đó chính là tâm hồn thi tiên đầy những nét phá cách, tích cách khoáng đạt yêu thiên nhiên nhưng cũng đầy như suy tư về cuộc đời, thời thế

Câu 5: Về hai cách hiểu câu thứ hai (cách hiểu ở bản dịch nghĩa và cách hiếu trong chú thích) em thích cách hiểu nào hơn? Vì sao?

Trả lời:

Cách hiểu câu thứ hai ở bản chú thích có lẽ dễ hiểu hơn, vì nó phản ánh đúng nghĩa bản thơ bằng chữ Hán hơn

II. Luyện tập

Bài viết liên quan