Kể về anh hùng dân tộc lớp 3 – Kể về Quang Trung, Trần Hưng Đạo


Kể về anh hùng dân tộc lớp 3 – Kể về Quang Trung, Trần Hưng Đạo

Hướng dẫn

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 KỂ VỀ ANH HÙNG DÂN TỘC LỚP 3

Suốt chiều dài lịch sử dân tộc, em kính phục tài trí, tấm lòng của người anh hùng áo vải Quang Trung- Nguyễn Huệ dành cho đất nước. Trên bánh xe ngược dòng thời gian, chứng kiến cảnh nước nhà bị quân Thanh bạo ngược dày xéo,chà đạp dân đen con đỏ. Bà em từng đọc những vần thơ về Người:

  • “ Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối”
  •    Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh”
  •                                                        ( “ Bính Ngô đại cáo”- Nguyễn Trãi)

Người anh hùng tướng mạo phi phàm vì mến nghĩa mà dựng cờ dấy binh ở núi Lam Sơn hoang dã. Khi nghĩa quân nổi dậy là lúc thế giặc đang mạnh. Sự chênh lệch giữa ta và địch họa thay hiền tài khuất bóng, nghĩa quân bao lần bị kẻ thù bao vây: quân không một bóng, lương hết một tuần,…mọi khó khăn không thể quật ngã ý chí quyết tâm của người anh hùng ấy.Nguyễn Huệ là linh hồn của cả nghĩa quân. Nhuệ khí nghĩa quân tăng lên gấp bội khi Quang Trung lên ngôi hoàng đế, chiêu mộ người tài, sự chân thành, lòng ái quốc làm thu phục lòng người. Sức mạnh của phụ tử nghi binh dưới sự lãnh đạo, tài thao lược xuất chúng giúp nghĩa quân chính nghĩa đánh đâu thắng đó. Quang Trung hoàng đế lần lượt thống nhất đất nước, tạo được những kì tích bởi thần tốc, xét suy cẩn trọng. Hoàng đế chấm dứt tình trạng Đàng Trong- Đàng Ngoài, đánh đuổi quân Xiêm La trong trận Rạch Gầm, đánh bại quân Thanh tàn bạo khỏi bờ cõi. Sau một loạt chiến thắng, người anh hùng còn đưa ra nhiều cải cách về giáo dục, chính trị, kính tế nhưng sự ra đi đột ngột tạo nên mất mát lớn cho dân tộc. Em tự hào khi đất nước ta có những người con ưu tú, tài ba như hoàng đế Quang Trung. Người còn là tấm gương sáng hậu thế noi theo.

>> Xem thêm:  Kể về cô, chú của em cho các bạn trong lớp cùng nghe

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 KỂ VỀ MỘT ANH HÙNG DÂN TỘC LỚP 3

Em được sinh ra và lớn lên ở mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, mảnh đất Thiên Trường văn hiến là nơi xuất thân của bao người anh hùng dân tộc. Hào khí Đông A, tên tuổi họ Trần sẽ còn sống mãi trong âm vang của núi sông bờ cõi. Trong đó em rất ngưỡng mộ và kính trọng Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo đạo vương Trần Quốc Tuấn.

Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh Vương Bình Liễu, cháu vua Trần Thái Tông. Quê ngài ở  làng Tức Mạc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc Nam Định).

Đại Việt sử kí toàn thư miêu tả ngài là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy mà ông sớm trở thành người đọc thông viết thạo, có tài văn võ. Ngài thông minh đĩnh ngộ, chí biết dẹp thù nhà, thân biết đoàn kết anh em trong họ cùng lo toan việc lớn. Ngài là một con người hội tụ những phẩm chất của một bậc trượng phu: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng và Tín.

Ngài vốn có tài quân sự, lại tôn thất nhà Trần nên cả ba lần quân Nguyên Mông tấn công Đại Việt, ngài đều được cử làm tướng chống trận. Dưới tài lãnh đạo và sự khéo léo, mưu trí, hiểu lòng người nên quân ta đã ba lần chiến thắng với những trận đánh vang danh lịch sử như Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng. Một thế lực quân thù mà đi đến đâu là reo rắc tội ác, quần nát đến từng cành cây ngọn cỏ mà phải bại trận dưới lưỡi kiếm của một nước nhỏ bé thì mới thấy tài mưu lược của Hưng Đạo Vương tài ba đến đâu. Đó là một thiên tài quân sự có tầm chiến lược, một vị anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần.

>> Xem thêm:  Kể về một trận thi kéo co

Trần Quốc Tuấn còn để lại những câu nói nổi tiếng như những bài học cho thế hệ sau: "Vua tôi một lòng, anh em hòa thuận, nước nhà chung sức, trăm họ là binh" hay "Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ. Đó là thượng sách giữ nước".

Đức thánh Trần không chỉ là một anh hùng dân tộc mà còn là một tấm gương sáng. Cả dân tộc Việt Nam gọi ngài là Cha "Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ".

Bài viết liên quan