Kể về một kỉ niệm đáng nhớ


Kể về một kỉ niệm đáng nhớ

Bài làm

Một hôm, khi đang đi trên đường thì tôi bỗng gặp bọn thằng Minh đang chạy hớt ha hớt hải và tay đứa nào cũng cầm hai, ba trái ổi. Tôi liền hỏi:”Tụi mày đi đâu mà vội thế?” Minh thở hổn hển, nói: “Tụi tao đi hái ổi nhà ông Bảy, bị lão già đó phát hiện nên giờ ổng đang đuổi đánh”. Nghe Minh nói, tôi chợt mỉm cười và nhớ lại kỉ niệm thời ấu thơ của mình.

Năm ấy, nghỉ hè lớp ba lên lớp bốn, tôi được bố mẹ cho về quê thăm ông bà. Biết tin tôi về, lũ trẻ hàng xóm chạy sang và rủ: “Tí ơi, ra ngoài này chơi với chúng tớ!”Vì là dân thành phố, suốt ngày chỉ được ở trong nhà nên tôi nhanh chóng bị cuốn vào những trò chơi của tụi trẻ làng quê. Thế là tôi liền xin bố và ra nhập hội với tụi nó. Sau khi cùng nhau đi hái hoa, đá dế chán chê, chúng tôi cùng nhau nghỉ ngơi ở dưới gốc cây đa đầu làng. Bỗng có đứa nảy ra ý đi ăn trộm xoài nhà bà Mai. Sở dĩ chúng chọn nhà bà Mai mà không chọn nhà khác là vì nhà bà ấy có một cây xoài cát rất sai quả. Mà quả nào cũng to, ngọt và vàng ươm, lại ra quả quanh năm nên bọn chúng gọi nó là “Cây xoài tứ quý”. Nhưng ngặt nỗi, muốn ăn trộm xoài nhà bà Mai không phải là chuyện dễ. Bà Mai thì chẳng nói làm gì, bà đã ngoài tám mươi tuổi, tóc đã bạc trắng, chúng tôi chỉ cần đi thôi cũng đủ nhanh hơn bà ấy. Nhưng nhà bà ta có nuôi một con chó dữ như cọp nên chẳng ai dám lui tới mấy. Thế là cả bọn nhìn nhau, bỗng có đứa giở giọng trịch thượng, bảo tôi:

>> Xem thêm:  Miêu tả người sung sướng

-Ê Tí, mày dám đi hái xoài không? Để xem dân thành phố có gan hơn bọn nhà quê không?

Tự ái dồn dập, lại vốn tính khoác lác, tôi vỗ ngực, bảo:

-Sao lại không dám? Tớ có tài leo trèo giỏi như sóc, chạy nhanh hơn thỏ, con chó đó có ba đầu, sáu chân cũng chẳng thể đuổi kịp tớ đâu, các cậu cứ yên tâm!

Nghe tôi trấn tĩnh, bọn nó vững tin hơn và cùng nhau hớn hở đến nhà bà Mai. Đến nơi, tôi liền trèo thoăn thoắt lên ngọn cây trong sự trầm trồ, thán phục của tụi bạn, làm cho tôi cảm thấy hãnh diện như một vị anh hùng. Nhưng “anh hùng” chỉ hãnh diện được vẻn vẹn một phút, không hơn. Vì lúc đó, tôi bỗng nghe thấy tiếng “Gâu! Gâu! Gâu!” Tôi hoảng hồn, nhìn xuống dưới thì thấy có một con chó đen lông xù, gầm gừ, mắt long sòng sọc và thè cái lưỡi đỏ nhìn lên tôi. Tôi liền ném một quả xoài ra xa để đánh lạc hướng con chó, rồi nói vọng xuống:

-Ê, chạy đi bây! Con chó phát hiện rồi! Chạy mau!

Nói rồi, tôi liền tuột một mạch và nhảy xuống gốc cây. Rồi ba chân bốn cẳng chạy thoát thân, lũ trẻ cũng thế. Con chó bị lừa, liền tức tối đuổi theo chúng tôi. Sau khi thoát nạn, chúng tôi cùng đứng lại một chỗ, bọn chúng hỏi tôi:

>> Xem thêm:  Bàn về truyện ngắn, có người cho rằng: "Yếu tố (...) chưa nói hết". (Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 1992, tr.253). Anh chị hiểu thế nào về ý kiến trên đây và hãy chứng minh ý kiến ấy qua sự phân tích một số truyện ngắn tiêu biểu

-Cậu có bị làm sao không?

Tôi trả lời:

-Không bị xây xước gì cả, tớ chỉ bị…rách cái vạt áo thôi.

Rồi tôi xuýt xoa:

-Con chó dữ quá, sém tí nữa thì chết cả nút!

Thằng giở giọng trịch thượng khi nãy nói:

-Thế mà mày bảo là con chó có ba đầu, sáu chân cũng không đuổi kịp!

Câu nói của nó làm tôi cảm thấy xấu hổ và mặt tôi đỏ tới tận mang tai. Tôi bèn nói lảng sang chuyện khác bằng cách bàn kế hoạch nói dối bố mẹ với tụi nó. Xong việc, ai về nhà nấy. Về nhà, tôi hành động thản nhiên như chưa có việc gì xảy ra. Lúc đó, tôi vừa tắm xong thì bỗng thấy bà Mai đang cầm một túi xoài và nói chuyện với bà tôi. Tôi giật điếng nguời, hai hàm răng đánh vào nhau cầm cập và quả tim tôi như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Bà Mai nói:

Bên nhà tôi có cây xoài cát sai trĩu quả, biết tin cháu Tí về chơi, tôi có chút quà cho cháu, mong bà nhận.

Bà tôi nói:

-Quý hóa quá! Thằng Tí nó thích ăn xoài lắm, cảm ơn bà!

Rồi bà tôi gọi:

-Tí ơi, bà Mai cho xoài này, ra cảm ơn bà đi!

Tôi nhủ thầm: “Tiêu rồi! Phen này chắc ốm đòn rồi đây.” Thế là tôi cứ nấn ná, chẳng chịu ra. Bà tôi nói:

-Ô hay, thằng này lạ, mọi hôm nó hiếu khách lắm cơ mà, sao hôm nay lại…

>> Xem thêm:  Tả em bé - Bài văn mẫu miêu tả em bé 1 tuổi 3 tuổi lớp 5 6

Bà Mai nói:

-Thôi, tôi về nhé! Chào bà!

Đúng lúc bà Mai chuẩn bị quay lưng ra về thì tôi chạy theo nói: “Bà ơi! Bà không giận cháu, hở bà?”

Bà Mai cười móm mém, hiền từ:

– Thôi, cháu biết lỗi là tốt rồi, lần sau đừng như thế nữa nhé, may mà chó nó chưa cắn cho đấy!

– Dạ – tôi đáp lí nhí.

Giờ đây, dù bà Mai không còn nữa nhưng bà đã để lại cho tôi một bài học tuyệt vời – bài học về lòng khoan dung.

Bài viết liên quan