Lê Quý Đôn cho rằng: “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta”, còn Ngô Thì Nhậm thì nhấn mạnh: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Từ những ý kiên trên, em hãy nêu lên vai trò quan trọng của tình cảm trong thơ


Lê Quý Đôn cho rằng: “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta”, còn Ngô Thì Nhậm thì nhấn mạnh: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Từ những ý kiên trên, em hãy nêu lên vai trò quan trọng của tình cảm trong thơ

Hướng dẫn

Nước ta có nền văn hiến lâu đời. Thơ ca dân tộc có truyền thống phát triển rực rỡ, góp phần làm nên vẻ đẹp nền văn hiến Đại Việt. Tên tuổi những Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến,… là niềm tự hào của đất nước và con người Việt Nam.

Trong nền văn học dân tộc ta, hầu như các tác giả dành tâm huyết cho sáng tác, ít nói đến lí luận văn chương. Tuy nhiên, ông cha ta từ ngàn xưa, đẻ lại đó đây những suy nghĩ, những quan niệm rất sâu sắc và tiến bộ về văn học nghệ thuật, nhất là về phương diện thơ ca.

Lê Quý Đôn ( 1726-1784) và Ngô Thì Nhậm (7-1803) là hai danh sĩ Bắc Hà, học rộng, tài cao đã có nhiều ý kiến sắc sảo về thơ. Lê Quý Đôn cho rằng: ‘Thơ phát khởi từ trong lòng người ta", còn Ngô Thì Nhậm thì nhấn mạnh: "Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần". Hai ý kiến này đã bổ sung cho nhau nhằm khẳng định vai trò quan trọng của tình cảm trong thơ, trong quá trình sáng tác thơ. Nói rằng "Thơ phát khởi từ trong lòng người ta" thì người đọc hiểu "lòng" ở đây là tâm hồn, là trái tim, là sự xúc động mãnh liệt của thi nhân. Không có sự xúc động mãnh liệt thì hồn thơ không thể bay lên, tràn ra và "phát khởi" thành nhưng "thần cú ” có thể làm rung động quỷ thần, như thi thánh Đỗ Phủ đã từng nói. Nói rằng: "Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần" thì chúng ta hiểu rung động là khởi điểm của sáng tạo. Xúc động càng mạnh bao nhiêu thì hồn thơ sẽ bốc cao lên bấy nhiêu. Và chỉ khi nào lượng biến thành chất trong cái giây phút mà thi nhân "run rẩy tựa dây đàn" thì ngọn bút mới "có thần" và dòng thơ "châu ngọc" mới ào ào tuôn chảy. Thơ không phải là văn xuôi. Thơ và văn xuôi đích thực, đều đẹp như hoa và trăng vậy. Thơ là loại trữ tình vì thế yếu tố cơ bản, yếu tố hàng đầu, để làm nên chất thơ là yếu tố tình cảm. Nếu thể loại tự sự đi sâu’ vào tái hiện hiện thực khách quan, miêu tả những sự kiện bên ngoài của đời sống,… thì thơ là sự thể hiện những rung động của thi sĩ trước cuộc đời. Không phải cái gì cũng viết thành thơ. Cũng không phải lúc nào nhà thơ cũng có thể viết được thơ hay. Muốn sáng tác thơ, thi nhân phải "có tay nghề" nhưng yếu tố hàng đầu làm cho "ngọn bút có thần ”, là sự xúc động mạnh mẽ, sâu sắc, làm cho cái yêu, cái ghét, cái mơ ước, niềm khát khao cháy bỏng… thì may ra mới có thơ đích thực, mới có giai phẩm bất hủ muôn đời. Đất đá thì nhiều mà vàng ngọc thì ít. Có vạn vạn người làm thơ, nhưng đã có mấy ai có thơ hay để lại cho đời? Thơ hay là thứ của hiếm như vàng ngọc vậy.

>> Xem thêm:  Tập đọc: Cuốn sổ tay

Nói về yếu tố cảm xúc trong thơ và trong sáng tác thơ, nhiều thi sĩ, nhiều nhà lí luận phê bình đã có những ý kiến sâu sắc, xác đáng. Lục Cơ (Ngụy Tấn – Nam Bắc Triều) có nói: "Thơ diễn đạt tình cảm… Thơ diễn đạt tình cảm nên càng phải đẹp; phú miêu tá sự việc nên cần sáng sủa". Ra-xun Ga-ma-tốp từng viết:

"Thơ như bài hát ru, ngây ngất đầu giường thơ bé

Như mơ ước mùa xuân, như khát vọng chiến công

Tôi yêu thơ và thơ liền biểu hiện

Thơ đã sinh ra., tình yêu cũng đến cùng…

(…) Thơ như đôi cánh nâng tôi bay.

Thơ là vũ khí trong trận đánh ".

Nhà thơ Tố Hữu đã có lần tâm sự: ‘Thơ là cái nhụy của cuộc sống… Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống thật đã đầy… ".

Nói đến trăng thì trăng nên tròn và sáng. Là mĩ nhân tất phải đẹp. Là hoa quý tất phải phô sắc khoe hương. Thơ hay cũng vậy, phải có hồn; nhờ cảm xúc chân thật và mãnh liệt mà thơ có hồn. Những điệu ru, những bài thơ nói về tình mẹ con được lưu giữ trong lòng mỗi chúng ta, là những áng thơ trữ tình hay nhất. Đứa con nào chẳng lớn khôn bằng lời ru, dòng sữa và tình thương của mẹ? Cho nên hình ảnh mẹ trong bài thơ hay là hình thức xúc động nhất, được ẳ,phấn khởi từ trong lòng":

‘Tà áo nâu in giữa cánh đồng,

Gió chiều cuốn bụi bốc sau lưng.

Bóng u hay bóng người thôn nữ,

Cuối nón mang đi cặp má hồng… "

(Đường về quê mẹ – Đoàn Văn Cừ)

Nói đến cảm xúc trong thơ không thể không nói đến thơ tình. Hầu như nhà thơ nào chí ít cũng viết một bài thơ tình. Có những bài thơ tình nhạt nhẽo, vô duyên. Cũng thương, cũng nhớ… đó, nhưng chẳng để lại gì trong lòng tuổi trẻ? Trái lại, thơ tình của Xuân Diệu viết cách đây hơn nửa thế kỉ vẫn được trai gái ngày nay yêu thích. Xuân Diệu đã nói thay tâm tình họ:

"Đã bao lúc màu hoa đem nhớ tới.

Biết nhớ ai đành chỉ nhớ xa xôi

Lời ái ân ngừng lại ở đôi môi.

Mặc ánh sáng tha hồ reo trên nội"

(Mời yêu)

Tinh yêu quê hương đất nước được nói đến trong một số bài thơ hiện đại để lại trong lòng ta một trời thương nhớ mênh mông. "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm, "Quê hương" của Giang Nam, "Quê mẹ" của Tố Hữu, ‘Trở về quê nội" của Lê Anh Xuân… là những tác phẩm mà sự "xúc động hồn thơ" đã làm cho "ngọn bút có thần" vậy. Chẳng phải thế mà những năm chống Mỹ cứu nước, những đứa con miền Nam tập kết ra Bắc đã không cầm được nước mắt khi được nghe ngâm bài thơ "Trở về quê nội" trên Đài tiếng nói Việt Nam giữa đêm khuya:

>> Xem thêm:  Trình bày quan điểm của anh (chị) về quan niệm chọn nghề nghiệp trong tương lai: chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình; chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống hay nhất quyết theo đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha yêu thích?

"ơi những bông trang trắng, những bông trang hồng

Như tấm lòng em trong trắng thủy chung

Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm

Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm

Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng

Hoa lục bình tím cả bờ sông".

Lê Anh Xuân

Qua đó, ta càng thấy rõ tình cảm giữ vai trò quan trọng trong thơ. Nhiều nhà lí luận đã xem hình tượng thơ là hình tượng của cảm nghĩ và chủ yếu là tình cảm. Thơ không chỉ đẹp mà còn phải sâu sắc, thơ không chỉ nồng mà còn phái hậu. Có thế mới đủ công năng rung động trái tim người. Cho nên sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và lí tưởng trong thơ là hết sức cần thiết để tạo nên chất thơ. Chất thơ thể hiện ở những phẩm chất sau: ý nghĩa tư tướởng sâu sắc, tình cảm nồng nàn, mới mẻ, thú vị và giàu vần điệu, nhạc điệu. Nhà thơ Sóng Hồng đã nói: "Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật, tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường".

Chất trí tuệ, chất suy tưởng tạo nên tính đa nghĩa trong thơ hiện đại. Nhiều bài thơ, chất trí tuệ lấn át chất cảm xúc đã làm thơ khô khan, xơ cứng. Bài thơ chỉ còn lại xác chữ, chẳng còn gì là thi vị nữa. Chế Lan Viên có nhiều câu thơ hay, trong đó chất suy tưởng gắn bó với cảm xúc được diễn tả qua hình tượng mới mẻ, ngôn ngữ trau chuốt trong sáng:

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc,

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương"

(Tiếng hát con tàu)

Người xưa còn quan niệm: ‘Thơ để nói chí". Nhưng cái gốc của chí là tâm và tình, tâm và tình vừa là điểm xuất phát, vừa là mục tiêu của chí. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng viết: "Ôi, nói tâm là nói về cái chỗ mà chí đạt tới vậy, mà thơ lại là để nói chí". Sau này, nhà thơ Hồ Chí Minh lại quan niệm thơ hiện đại cần có "thép", nhà thơ phải biết "xung phong". Tuy nhiên, những bài thơ nổi tiếng nhất cùa Người là những "vần thơ thép – Mà vẫn mênh mông bát ngát tình":

>> Xem thêm:  MS452 - Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo

"Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền ".

Giữa thế kỉ XIX, Nguyễn Đinh Chiểu nói đến "đạo" của văn chương và của người thi sĩ. Cái đạo ấy là đạo lí làm người, là cái yêu cái ghét của nhà thơ, là tấm lòng đối với dân với nước:

"Chở bao nhiêu dạo thuyền không khẳm,

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà".

Cảm xúc là ngọn gió làm căng cánh buồm thơ, đưa con thuyền xa khơi. Cảm xúc là cái gốc thiện của tình cảm, là cái tâm của nhà thơ. Thi sĩ phái gắn bó với đồng loại, yêu thương, trân trọng đất nước và. nhân dân, gắn bó tâm hồn mình với vận mệnh dân tộc thì mới có thơ hay. Không thể sống hời hợt. Không được thoát li cuộc đời. Xuân Diệu viết:

"Tôi chi là một cây kim bé nhỏ,

Mà vạn vật là muôn đá nam châm

Cảm hứng chân thành và mãnh liệt ấy là điều nổi bật tạo nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn của hồn thơ Xuân Diệu.

Hình tượng thơ, chất cảm xúc trong thơ đã tác động đến người đọc bằng sự giao cảm. Thi sĩ đối thoại với người yêu thơ không chỉ bằng lí trí mà còn bằng tình… vang vọng, lan xa, chiếm lĩnh mọi con tim, nâng đỡ mọi tâm hồn hướng về ánh sáng, hạnh phúc và hi vọng:

"Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sỡ

Làm nên Đất Nước muôn đời… "

(Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)

Cảm xúc làm nên hồn thơ, chất thi vị của thơ. Nếu Lê Quý Đôn nhấn mạnh: "Thơ phát khởi từ trong lòng" thì Ngô Thì Nhậm cũng có ý kiến tương tự: "Mây gió, cỏ, hoa xinh tươi kì diệu đến đâu, hết thảy cũng đều từ trong lòng nảy ra, gửi vào sự vật mà hiện lên ở ngôn ngữ". Ông còn nói: "Lời văn óng ả, câu văn mượt mà, song chỗ thần diệu là cốt ở tấm lòng để hiểu lòng mà thôi".

Sau hơn hai trăm năm, những ý kiến về tình cảm trong thơ của Lê Quý Đôn và Ngô Thì Nhậm vẫn có giá trị và ý nghĩa về lí luận, về sáng tác thơ cũng như định hướng người đọc cảm thụ thơ.

Cuộc sống đẹp không thể thiếu thơ. Là thơ thì phải hay và đẹp. Nhà thơ pảái có tài, cái tài phát triển trên một cái tâm nhân bản… "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". Thơ Việt Nam đang trên đà đổi mới và hiện đại. Thơ sẽ lắng đọng trong tâm hồn chúng ta những tư tưởng tình cảm trong sáng nhất của thời đại mới, bởi lẽ "Thơ là lẽ đời, là chuyện sống, là lòng yêu ” (Xuân Diệu).

Thu Trang

Bài viết liên quan