MS40 – Phân tích và cảm nhận bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh


Phân tích và cảm nhận bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh

Bài làm

Bạn có biết rằng: “Mùa thu là mùa của những chiếc là vàng rơi, mùa của hương cốm mới, mùa khơi lên cho biết bao tâm hồn thi sĩ viết lên, hát lên những khúc tình ca, những vầng thơ đẹp tựa muôn thuở”. Đối với tôi, thiết nghĩ rằng, tập thơ “Sang thu” của tác giả Hữu Thỉnh là bài thơ mà tôi cảm thấy hay với một giai điệu trầm lắng, một cái gì đó thốt lên một vẽ dịu dàng, êm đềm, muôn thuở.

Đến với tác phẩm “Sang thu” bạn sẽ cảm nhận được sức sống và cái hồn của nền văn học Việt Nam, bạn sẽ bước vào một cánh cửa với sự hé lộ thần bí của thiên nhiên và bạn sẽ cảm nhận rằng cuộc sống của chúng ta thật bình dị, gần gũi, như tiếng vọng đất nước ngàn đời.

Dấu hiệu để chợt nhận ra mùa thu đã về của Hữu Thỉnh không ồn ào, náo nhiệt nhưng nó thể hiện một nét hết sức dân dả, âm thầm, lắng đọng, với những câu thơ hết sức nhè nhẹ mà đầm thấm chan chứa tình người:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

Tại sao tác giả không sử dụng hình ảnh hương cốm mới để nói về mùa thu, mà lại cảm nhận bằng vị giác mùi hương nhè nhẹ của hương ổi chín. Tại sao tác giả không cảm nhận ra hương ổi một cách mạnh mẽ, bộc lộ ra thẳng vấn đề nhưng lại cảm nhận bằng từ “ bỗng”. Bỗng ở đây nói lên sự bất ngờ, sự chợt nhận ra rằng, mùa thu đã về và sự ân cần khi cảm nhận mùi hương ổi dịu dàng theo từng cơn gió se se mang lên mùi hương, trãi dài cho tất cả mọi người. Mùi hương đồng nội quen thuộc cho thấy tác giả có một tình yêu giành cho quê hương, đất nước và con người một cách mạnh mẽ, bất diệt. Hương ổi và gió, hai thứ cùng nhau hòa quyện và tạo nên hương thu một cách nồng nhiệt, cháy bỗng, nhưng có một chúc gì đó âm thầm, lắng đọng. Đến với hai câu thơ tiếp theo, dường như ta đã lạc chìm vào một thế giới nào đó nó cho ta thấy sự tinh tế của mùa thu, gợi lên sự mơ hồ trong giây phút giao mùa. Từ láy “ chùng chình” dường như cho ta cảm giác lặng lẽ đi qua một cách chậm chạp, nhẹ nhõm, không vội vàng và tác giả đã thốt lên: “ Hình như thu đã về” sự cảm nhận bất chợt, như không tin, không chắc chắn vào thiên nhiên, cả không gian và thời gian thu bé lại và hòa lẫn vào nhau.

>> Xem thêm:  Đêm nay bác không ngủ ngữ văn 6

cam nhan bai tho sang thu - MS40 - Phân tích và cảm nhận bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh

Và cuối cùng, tác giả đã nhận ra thu đã về thật rồi:

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu.

Nước mùa thu dâng lên dềnh dàng, như nỗi lòng và cảm thấy sự niềm vui, hạnh phúc của tác giả ngày một dâng lên và lên cao trào, và những đàn chim “ vội vã” đi tìm tổ ấm, cho hành trình trú rét khi đông về, gấp gáp đi tìm tổ ấm tạo nên thần thái của mùa thu. Tác giả sử dụng hình ảnh nhân hóa: “ Có đám mây mùa hạ, Vắt nửa mình sang thu”, cho ta thấy sự quan sát một cách tinh tế và tỉ mĩ của tác giả thật tài hoa, thật khéo léo, tạo nên nhiều viễn cảnh của mùa thu, tất cả cũng hòa nhập với nhau tạo nên một sức sống nồng cháy. Đến khổ thơ cuối tác giả bắt đầu bộc lộ hết cảm xúc của mình, và từ quyển cảnh của mùa hạ, nhường chỗ cho mùa thu về.

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Những ánh nắng, chan hòa, tinh khôi, lấp lánh đã ngày càng nhè nhẹ và vơi dần. Mưa cũng vơi dần cho sự thánh thoát của mùa thu đến, dọn chỗ cho mùa thu. Tiếng sấm cũng không làm cho con người hoảng hốt nhưng nhẹ nhàng trên hàng cây đứng tuổi. Tác giả đã mượn hình ảnh “ hàng cây đứng tuổi” đã miêu tả cái tuổi xế chiều, buồn bã để vĩ như mùa thu, ngồi cãnh tĩnh, suy nghĩ lại những hình ảnh bồng bột, nông nỗi của tuổi trẻ.

>> Xem thêm:  MS26 - Phải chăng chỉ những ngọt ngào mới làm nên yêu thương?

Qua bài “ Sang thu” của Hữu Thỉnh cho chúng ta bài học sâu sắc về tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và con người đồng thời cho ta bài học về cuộc sống, khiến ta có cái nhìn khái quát hơn để cảm nhận cuộc sống, nhõ hầu mỗi người chúng ta luôn luôn yêu đời, dâng hiến cho cuộc đời những thứ tốt đẹp nhất.

Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót

Chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.

Hồ Nhật Hào

Lớp 10A3, Trường THPT Tôn Đức Thắng, Ninh Hải, Ninh Thuận

Bài viết liên quan