MS511 – Phân tích bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu


MS511 – Phân tích bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

Văn học trung đại là văn học với sợi chỉ đỏ xuyên suốt là lòng yêu nước căm thù giặc. Có rất nhiều bài thơ đã thể hiện tình cảm đó, trong số ấy phải kể đến bài “ Chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu.

2. Thân bài

2.1. Hoàn cảnh sáng tác

– khi giặc Pháp xâm chiếm nước ta, các nhà Nho yêu nước đã chĩa ngòi bút vào tố cáo tội ác của giặc và gửi vào đó một lòng yêu nước mãnh liệt. Nguyễn Đình Chiểu đã góp tiếng thơ của mình qua bài thơ “ Chạy giặc”.

2.2. Phân tích

– Hai câu đề:

+ Tiếng súng nổ ra giữa cảnh chợ làm nhịp sống bị đảo lộn.

+ “ Một bàn cờ thế” là ẩn dụ nói về thời cuộc, về cuộc chiến giằng co, ác liệt. “ Phút sa tay nói lên sự thất thủ nhanh chóng của quân triều đình tại thành Gia Định.

=> Lời thông báo về sự kiện lịch sử bi thảm diễn ra vào năm 1859.

=> Nỗi lo lắng và kinh hoàng của nhà thơ trước thảm họa quê hương đất nước thân yêu của mình bị giặc Pháp chiếm đóng và giày xéo.

– Hai câu thực:

+ Phép đảo ngữ kết hợp với cặp từ láy tả sự hoảng loạn và kinh hoàng đến cực độ khi giặc đến. Lũ trẻ lạc người lớn lơ xơ chạy khắp nơi. Chim thì vỡ tổ dáo dác bay muôn nẻo.

=> cảnh chạy giặc vô cùng thảm thương.

– Hai câu luận:

+ Phép đối và đảo ngữ được vận dụng sáng tạo nhằm tố cáo tội ác của giặc Pháp là càn quét, đốt nhà, giết người, cướp của, tàn phá quê hương để khắp nơi nhuộm một màu tân tác, bi thương.

+ vẽ lên một vùng địa lí bao la và trù phú nơi Bến Nghé và Đồng Nai chỉ trong phút chốc đã tan thành bọt nước, tan hoanh biến thành đống tro tàn.

+ Tiền của, tài sản của nhân dân ta bị giặc cướp phá sạch tan như bọt nước. Nhà cửa xóm làng quê hương nhà thơ bị đốt cháy, lửa khói nghi ngút nhuốm màu cả mây trời.

=> lên án, vạch trần bộ mặt vô nhân tính, tội ác ngút trời của giặc Pháp xâm lược, làm sống dậy và hướng tới trong lòng độc giả.

– Hai câu kết:

+ “ Trang dẹp loạn là những trang anh hùng hào kiệt với sứ mệnh là đánh dẹp quân giặc, bảo vệ sự bình an cho dân, cho nước.

>> Xem thêm:  Soạn bài tư tưởng nhân đạo độc đáo của Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.

+ “ Trang dẹp loạn rày đâu vắng” nghĩa là câu hỏi hôm nay đi đâu mà không thấy xuất hiện?

=> vừa trách móc quan quân triều đình hèn yếu, thất trận, đầu hàng để giặc chiếm đóng quê hương, vừa gửi gắm mong đợi sẽ có người anh hùng tài giỏi ra tay đánh giặc để cứu nước, cứu dân thoát khỏi cảnh lầm than.

=> Tình yêu thương của Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân đang quằn quại trong bom đạn giặc! Chạy giặc là bài ca yêu nước mở đầu cho thơ văn yêu nước của dân tộc ta từ cuối thế kỉ XIX.

3. Kết bài:

– Tổng kết nghệ thuật: ngôn ngữ bình dị, dân dã đậm đặc màu sắc Nam Bộ, phép đối, phép đảo ngữ, ẩn dụ so sánh, hình ảnh thơ hàm súc, có tính biểu cảm cao,…

– Có giá trị lịch sử to lớn. Tác phẩm ghi lại sự kiện đau thương của đất nước cuối thế kỉ XIX đồng thời là bài ca yêu nước căm thù giặc sống dậy và hướng tới chúng ta khát vọng độc lập, tự do.

ms511 phan tich bai tho chay giac cua nguyen dinh chieu - MS511 - Phân tích bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu

Phân tích bài thơ Chạy giặc

Bài văn tham khảo

Văn học trung đại là văn học với sợi chỉ đỏ xuyên suốt là lòng yêu nước căm thù giặc. Có rất nhiều bài thơ đã thể hiện tình cảm đó, trong số ấy phải kể đến bài “ Chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu.

Thời ấy khi giặc Pháp xâm chiếm nước ta, bảo nhà Nho yêu nước đã chĩa ngòi bút vào tố cáo tội ác của giặc và gửi vào đó một lòng yêu nước mãnh liệt. Nguyễn Đình Chiểu đã góp tiếng thơ của mình qua bài thơ “ Chạy giặc”. Bài thơ là cảnh hỗn tạp đi chạy giặc khi tiếng súng tán nhẫn, lạnh lùng vang lên vào thời điểm tan chợ:

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Cuộc sống yên bình của nhân dân ta đang diễn ra trong cuộc họp chợ thì tiếnh súng Tây bất ngờ nổ rền trời đã làm cho nhịp sống ấy bị đảo lộn. Chiến tranh bắt đầu. “Một bàn cờ thế” là ẩn dụ nói về thời cuộc, về cuộc chiến giằng co, ác liệt. “ Phút sa tay nói lên sự thất thủ nhanh chóng của quân triều đình tại thành Gia Định. Hai câu đề như một lời thông báo về sự kiện lịch sử bi thảm diễn ra vào năm 1859. Đằng sau câu thơ là nỗi lo lắng và kinh hoàng của nhà thơ trước thảm họa quê hương đất nước thân yêu của mình bị giặc Pháp chiếm đóng và giày xéo.

>> Xem thêm:  Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác gia Xuân Diệu

Đến hai câu thực nhà thơ nhấn mạnh nỗi đau thương tang tóc của nhân dân ta khi giặc Pháp tràn tới:

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ đàn chim dáo dác bay.

Phép đảo ngữ đặt cụm từ “ bỏ nhà” và “ mất ổ” lên đầu câu cùng kết hợp với cặp từ “ lơ và “ dáo dác tả sự hoảng loạn và kinh hoàng đến cực độ khi giặc đến. Lũ trẻ lạc người lớn lơ xơ chạy khắp nơi. Chim thì vỡ tổ dáo dác bay muôn nẻo. Hai cảnh này là hai thi liệu chọn lọc điển hình gợi tả cảnh chạy giặc vô cùng thảm thương.

Từ hai câu thực đến hai câu luận, ý thơ được phát triển và mở rộng. Phép đối và đảo ngữ được vận dụng sáng tạo nhằm tố cáo tội ác của giặc Pháp là càn quét, đốt nhà, giết người, cướp của, tàn phá quê hương để khắp nơi nhuộm một màu tân tác, bi thương:

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

Hai câu thơ trên đã vẽ lên một vùng địa lí bao la và trù phú nơi Bến Nghé và Đồng Nai chỉ trong phút chốc đã tan thành bọt nước, tan hoanh biến thành đống tro tàn. Bến Nghé, Đồng Nai trong thế kỉ XIX vốn đã là vựa lúa lớn mầu mỡ của nước ta và là nơi buôn bán sầm uất, kẻ qua người lại tấp nập. Vâỵ mà chỉ trong một khoảnh khắc khi tiếng súng vang lên mọi thứ đã bị giặc Pháp tàn phá đến tan hoang. Tiền của, tài sản của nhân dân ta bị giặc cướp phá sạch tan như bọt nước. Nhà cửa xóm làng quê hương nhà thơ bị đốt cháy, lửa khói nghi ngút nhuốm màu cả mây trời. Hai hình ảnh so sánh tan bọt nước và nhuốm màu mây là cách nói cụ thể của dân gian đặc tả cảnh điêu tàn do giặc Pháp gây ra.

Như vậy, hai cặp câu thực và câu luận chính là tiếng nói căm thù của nhà thơ lên án, vạch trần bộ mặt vô nhân tính, tội ác ngút trời của giặc Pháp xâm lược. Qua đó bài thơ Chạy giặc đã làm sống dậy và hướng tới trong lòng độc giả như một bài ca yêu nước để các nhà thơ Việt Nam sau này đã học tập và kế thừa Nguyễn Đình Chiểu để viết nên những vần thơ căm giận quân xâm lược cướp nước:

>> Xem thêm:  Phân tích truyện Sọ Dừa

Giặc về giặc chiếm đau xương máu,

Đau cả lòng sông, đau cỏ cây.

(Quê mẹ – Tố Hữu)

Cả mấy thế kỉ qua, đất nước chìm trong nô lệ, xâm lăng, đã có biết bao xương máu của nhân dân đã đổ xuống vì bom đạn của quân xâm lược để góp phần làm nên dáng hình xứ sở. Mất mát, đau thương là điều không thể tránh khỏi, quân giặc đã giày xéo, dẫm đạp lên mạng sống, lên bình an của con người. Chính vì lẽ đó cho nên tiếng nói căm thù là cảm xúc chủ đạo của các bài thơ yêu nước trung đại và cả hiện đại. Trở lại hai câu kết trong bài Chạy giặc, ta xúc động trước câu hỏi của nhà thơ:

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?

“ Trang dẹp loạn là những trang anh hùng hào kiệt với sứ mệnh là đánh dẹp quân giặc, bảo vệ sự bình an cho dân, cho nước. “ Trang dẹp loạn rày đâu vắng” nghĩa là câu hỏi của nhà thơ: hôm nay, bữa nay đi đâu mà không thấy xuất hiện để thực hiện đúng trách nhiệm là bảo vệ cho dân? Qua câu hỏi đó, nhà thơ vừa trách móc quan quân triều đình hèn yếu, thất trận, đầu hàng để giặc chiếm đóng quê hương, vừa gửi gắm mong đợi sẽ có người anh hùng tài giỏi ra tay đánh giặc để cứu nước, cứu dân thoát khỏi cảnh lầm than. Câu kết chứa đựng biết bao tình yêu thương của Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân đang quằn quại trong bom đạn giặc! Chạy giặc là bài ca yêu nước mở đầu cho thơ văn yêu nước của dân tộc ta từ cuối thế kỉ XIX.

Bài thơ Chạy giặc được viết bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân dã đậm đặc màu sắc Nam Bộ với những phép đối, phép đảo ngữ, ẩn dụ so sánh, hình ảnh thơ hàm súc, có tính biểu cảm cao,…đã mang đến giá trị lịch sử to lớn cho tác phẩm “ Chạy giặc”. Tác phẩm ghi lại sự kiện đau thương của đất nước cuối thế kỉ XIX đồng thời là bài ca yêu nước căm thù giặc sống dậy và hướng tới chúng ta khát vọng độc lập, tự do.

Bài viết liên quan