Nghị luận về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen – Văn mẫu lớp 7 đặc sắc nhất


Đề bài: Nghị luận về bông sen trong câu ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen – Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng – Nhị vàng bông trắng lá xanh – Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

I. Dàn ý chi tiết cho đề nghị luận về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

1. Mở bài

Giới thiệu về hoa sen và câu ca dao: Có một loài hoa được coi là quốc hoa của Việt Nam, bởi nó mang trong mình những phẩm chất tượng trưng cho vẻ đẹp và những đức tính cao đẹp của người Việt ta, đó chính là hoa sen

2. Thân bài

  • Ý nghĩa của hoa sen đối với người Việt Nam: Hoa sen là một loài hoa đã rất quen thuộc đối với chúng ta, chẳng ai lại không biết đến hoa sen, hoa sen trong đầm đi vào những lời ru của mẹ của bà ngay từ khi ta còn thơ ấu
  • Ý nghĩa của câu ca dao: Câu ca dao là những lời ngợi ca hình ảnh hoa sen nhưng thực chất mượn hoa sen để thể hiện tấm lòng, tình cảm và sự thanh khiết trong đức tích cao đẹp của những người dân lao động
  • Vẻ đẹp của bông hoa sen: Hình ảnh bông sen đẹp và nổi bật nhất trong đầm như một bức tranh thủy mặc tôn lên vẻ đẹp của loài quốc hoa
  • Vẻ đẹp của hoa sen tượng trưng cho phẩm chất của người Việt Nam: Bông sen sống giữa bùn vẫn rực rỡ và tươi đẹp không hề nhuốm bẩn, lấy những chất dinh dưỡng từ môi trường ấy để thêm xanh tốt, tươi đẹp
>> Xem thêm:  Cha ông đã nhắc nhở chúng ta: "Cá không ăn muối cá ươn, Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư". Em hãy giải thích và trình bày suy nghĩ của mình về lời dạy trên?

3. Kết bài

Kết luận về ý nghĩa của câu ca dao: Bằng thể thơ lục bát truyền thống, kết hợp với câu từ mộc mạc, giản dị, tác giả dân gian mượn hình ảnh hoa sen để gửi hồn mình, gửi gắm tình cảm, minh chứng cho sự thanh khiết trong sạch của mình.

II. Bài tham khảo cho đề nghị luận về bài thơ Trong đầm gì đẹp bằng sen

Trên mảnh đất Việt Nam tươi đẹp có muôn vàn cây lá, hoa thơm quả ngọt khác nhau quanh năm suốt tháng. Có một loài hoa được coi là quốc hoa của Việt Nam, bởi nó mang trong mình những phẩm chất tượng trưng cho vẻ đẹp và những đức tính cao đẹp của người Việt ta, đó chính là hoa sen. Đã có rất nhiều câu ca dao từ xa xưa nói về vẻ đẹp và phẩm chất của bông hoa sen, tiêu biểu trong đó là bài ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh, bông trắng lại chen nhụy vàng.

Nhụy vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùi.”

nghi luan ve bai ca dao trong dam gi dep bang sen – van mau lop 7 dac sac nh - Nghị luận về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen – Văn mẫu lớp 7 đặc sắc nhất
Nghị luận về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen – Văn mẫu lớp 7 đặc sắc nhất

Hoa sen là một loài hoa đã rất quen thuộc đối với chúng ta, chẳng ai lại không biết đến hoa sen, hoa sen trong đầm đi vào những lời ru của mẹ của bà ngay từ khi ta còn thơ ấu. Năm tháng trôi qua, khi chúng ta lớn lên sẽ vẫn mãi không quên được hình ảnh hoa sen và sự ngọt ngào của nó mang lại. Câu ca dao là những lời ngợi ca hình ảnh hoa sen nhưng thực chất mượn hoa sen để thể hiện tấm lòng, tình cảm và sự thanh khiết trong đức tích cao đẹp của những người dân lao động. Bởi hoa sen là hình tượng rất gần gũi đối với người nông dân, ngay ở câu đầu tiên tác giả dân gian đã khẳng định rất rõ ràng về vẻ đẹp hoa sen một cách tự nhiên “Trong đầm gì đẹp bằng sen”.

>> Xem thêm:  Chứng minh Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới

Tác giả đặt vị trí của hoa sen lên hàng đầu,thể hiện sự cao quý của hoa sen, hoa sen đẹp một cách tao nhã, mộc mạc nhưng lại mang đầy ý nghĩa. Nó tượng trưng cho tâm hồn thanh khiết, trong sáng, sự hiền lành chất phác thật thà của người dân lao động. Hình ảnh bông sen đẹp và nổi bật nhất trong đầm như một bức tranh thủy mặc tôn lên vẻ đẹp của loài quốc hoa. Câu thứ hai “Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng” là câu miêu tả một cách chi tiết và tỉ mỉ vẻ đẹp của từng bộ phận hoa sen. Đó là một vẻ đẹp thuần khiết mà không phải loài hoa nào cũng có được, màu xanh bọc lấy những bông trắng bồng bềnh mềm mại, điểm xuyết thêm nhụy vàng tạo nên sự hài hòa về màu sắc. Từ “lại” như muốn nhấn mạnh sự nối tiếp, sự đa dạng trong màu sắc của hoa sen.

Chính vì vẻ đẹp nổi bật riêng biệt ấy mà nó được nhắc lại những hai lần “Nhụy vàng bông trắng lá xanh”, bằng hình thức đảo từ đã làm cho câu ca dao thêm uyển chuyển, góp phần tạo nên cao trào của bài ca dao, làm nền tảng vững chắc cho câu kết đầy bất ngờ và thú vị: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. “Bùn” ở đây chính là môi trường sống của hoa sen, bùn vừa bẩn vừa tanh nó được tượng trưng cho xã hội phong kiến thối nát và đầy bất công, dơ bẩn. Bông sen sống giữa bùn vẫn rực rỡ và tươi đẹp không hề nhuốm bẩn, lấy những chất dinh dưỡng từ môi trường ấy để thêm xanh tốt, tươi đẹp. Giống như dân tộc Việt Nam ta, dù phải sống trong khổ cực vẫn luôn giữ được những phẩm chất tốt đẹp.

>> Xem thêm:  Em hãy viết bài thuyết minh về quyển sách giáo khoa mà em thích

Bằng thể thơ lục bát truyền thống, kết hợp với câu từ mộc mạc, giản dị, tác giả dân gian mượn hình ảnh hoa sen để gửi hồn mình, gửi gắm tình cảm, minh chứng cho sự thanh khiết trong sạch của mình.

Bài viết liên quan