Nghị luận về biến đổi khí hậu, bài văn mẫu về biến đổi khi hậu sự sống còn của chúng ta


Nghị luận về biến đổi khí hậu, bài văn mẫu về biến đổi khi hậu sự sống còn của chúng ta

Hướng dẫn

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Từ thuở hồng hoang, khi con người lần đầu tiên biết đến ánh sáng mặt trời, Mẹ Thiên Nhiên đã ôm ấp, chở che ta qua bao tháng ngày vất vả. Tháng năm qua đi cùng với sự chảy trôi của thời gian, xã hội loài người phát triển nhanh chóng cũng là lúc Mẹ Thiên Nhiên bị con người vô ơn kia tàn phá. Do đó, biến đổi khí hậu thực sự đã trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu, là trách nhiệm không của riêng ai.

Biến đổi khí hậu là cụm từ dùng để chỉ những thay đổi, biến tính của thời tiết và khí hậu trên trái đất, có thể kể đến những mùa đông kéo dài bất thường và mùa hè nóng hơn bất kì ngày hè nào trong lịch sử. Thực tế đã cho thấy biến đổi khí hậu đang tiềm ẩn những mối nguy hiểm rình rập cuộc sống vủa con người. Nạn hạn hán ngày càng khốc liệt trong những vùng trước đây mưa rất nhiều như khu vực Châu Á đã làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái của những quốc gia đó đồng thời tác động tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt và lao động của người dân. Có thể kể đến như nạn hạn hán bất thường năm 2015 xảy ra trên mảnh đất Bình Thuận, Việt Nam làm hàng ngàn con gia súc chết khát hoặc không thể chịu nổi cái nóng. Trong khi đó, những quốc đảo như Philipines hay Indonesia đang phải gánh chịu ngày càng nhiều những siêu bão từ biển dội vào mà Haiyan là một minh chứng đau lòng. Cơn siêu bão ấy quét qua khu vực Philipines đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người, cuốn trôi nơi ở và cả gia tài của họ để rồi qua đi chỉ là một nỗi đau thương mất mát. Những biến đối bất thường và khó đoán của thời tiết đang đe dọa đến sự an nguy của con người.

Biến đổi khí hậu đã và đang có những tác động không nhỏ tới cuộc sống vốn rất bình yên của con người. Lũ lụt, hạn hán, sóng thần và hàng ngàn những thiên tai khác đang xuất hiện ngày một nhiều. Mỗi thiên tai qua đi là hậu quả của nó để lại vô cùng lớn. Chúng khiến môi trường nước bị ô nhiễm, khiến đất đai bị xói mòn, rửa trôi,bị nhiễm mặn, nhiễm phèn và khiến bầu không khí ta đang hít thở cũng không còn thanh sạch nữa. Nó lí giải vì sao sau mỗi cơn thiên tai, bệnh dịch ngày càng bùng lên mạnh mẽ, nhất là những vùng vừa có lũ quét qua. Những căn bệnh về đường hô hấp mà đặc biệt là đường tiêu hóa đã và đang hủy hoại sức khỏe của những người dân.

>> Xem thêm:  Nghị luận xã hội về tự tin và tự phụ

Biến đổi khí hậu còn làm cho kính tế trở nên kiệt quệ. Thiếu đất canh tác, thiếu nguồn nước sạch tưới tiêu cây trồng tức là nền nông nghiệp của chúng ta đã thất bại trước những diễn biến bất thường của khí hậu. Nông nghiệp không phát triển, thậm chí còn bị thụt lùi cộng với việc bệnh dịch trở thành một gánh nặng lớn mà mỗi quốc gia phải gánh chịu. Không những thế, biến đổi khí hậu còn làm mất đi sự cân bằng của hệ sinh thái, hệ thống những loài vật bị đưa vào Sách Đỏ ngày càng nhiều và có nguy cơ biến mất hoàn toàn trên trái đất. El Nino hay La Nina đều đang đe dọa đến cuộc sống của chúng ta hằng ngày, hằng giờ.

Nhưng biến đổi khí hậu xuất phát từ đâu? Có thể nó là một hoạt động tự nhiên của tạo hóa nhưng xét đến cùng cũng đều do con người. Một nền công nghiệp phát triển phải đánh đổi bằng việc môi trường ít nhiều đều bị ảnh hưởng. Hiệu ứng nhà kính, hiện tượng nóng lên toàn cầu đều xuất phát từ lượng khí CO2 thải ra quá lớn do các phương tiện giao thông, từ khí thải gia đình và nhiều nhất vẫn là lượng thải từ các nhà máy. Những khí thải công nghiệp đã phá hủy tầng ozon bảo vệ trái đất khỏi những tia nguy hại từ ánh nắng mặt trời, từ đó, trái đất như bị mất đi tấm áo bảo vệ và trở nên yếu ớt trước những tác động của tự nhiên. Lượng cây xanh mất đi khiến khí thải không được triệt tiêu, dồn ứ lại và gây ra hậu quả khôn lường cho trái đất. Trái đất nóng lên khiến băng ở 2 cực tan ra, lượng nước biển dâng lên càng khiến nhiệt độ trái đất nóng lên. Vòng luẩn quẩn ấy cứ tiếp diễn và mang đến cho con người hậu quả khôn lường.

Tuy nhiên, những giải pháp đưa ra đúng hướng thì muộn còn hơn không. Để hạn chế những tác động tiêu cực mà biến đổi khí hậu đem đến cho con người thì ngay từ lúc này, mỗi người chúng ta phải nhanh tay hành động. Hạn chế lượng rác thải xả ra hằng ngày, sử dụng những vật liệu thân thiện với môi trường là một cách ta cứu lấy trái đất. Chính phủ cần tăng cường những chính sách bảo vệ môi trường như sử dụng nguồn năng lượng xanh, khuyến khích người dân trồng nhiều cây xanh, tiết kiệm nguồn nước ngọt hay bất kì một hành động nào miễn là nó đem lại hiệu quả. Hạn chế biến đổi khí hậu không phải là vấn đề của riêng ai và mỗi người chúng ta chỉ cần chung tay hành động, tôi tin trái đất sẽ trở lại một màu xanh yên bình thuở nào.

>> Xem thêm:  Em hãy thuyết minh về cây phong ba

Biến đổi khí hậu là vấn đề lớn mà không phải có thể giải quyết trong một sớm một chiều. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, hãy dành mối quan tâm của mình tới trái đất, hãy dùng những hành động của mình để cứu lấy trái đất, chính mà cứu lấy cuộc sống của chúng ta.

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 NGHỊ LUẬN XÁ HỘI VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Từ những hạt bụi vô định trong không gian, Trái Đất đã được hình thành. Đã phải trải qua hàng tỉ năm để sự sống nhen nhúm, phát triển và đạt đến độ phồn vinh như ngày hôm nay. Mẹ Thiên Nhiên đã bảo vệ và che chở cho muôn loài. Thế nhưng, con người đã đối xử với người mẹ vĩ đại ấy của mình như thế nào, đã hồi đáp sự giàu có, trù phú mà Thiên Nhiên ban tặng cho mình ra sao? Hãy dừng lại một chút, và chúng ta sẽ nghe thấy tiếng kêu cứu đớn đau của hành tinh này. Trong vòng hơn 50 năm qua, biến đổi khí hậu đã diễn ra theo chiều hướng tiêu cực chưa từng thấy, bởi bàn tay ích kỉ của con người.

Theo Wikipedia, biến đổi khí hậu là “sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.” Biến đổi khí hậu tác động đến sự sống của mọi loài sinh vật tồn tại trên Trái Đất.

Không khó để thấy rằng, biến đổi khí hậu đang diễn ra ở mức độ đáng báo động với quy mô toàn thế giới. Trái Đất đang nóng lên từng ngày, kéo theo đó là hàng loạt những hệ lụy như băng tan ở hai cực, nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lụt, sóng thần, động đất, hạn hán… diễn ra với tần suất dày hơn, bất thường hơn, và với cường độ mạnh hơn. Từ đó, cuộc sống của con người cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Thiên tai gây ra mất mùa, đói kém, làm nhiều người chết, sự lây lan của nhiều dịch bệnh, nhiệt độTrái Đất tăng cao đẩy nhanh quá trình sa mạc hóa, biển xâm thực đe dọa xóa sổ nhiều vùng đất. Việt Nam chính là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng biến đổi khí hậu. Khoảng 20 năm trước đây, nhiệt độ cao nhất ở nước ta rơi vào khoảng 35-36 độ, nhưng những năm gần đây có thể lên tới 41-42 độ, gây ra khô hạn nghiêm trọng, khan hiếm nước sạch. Tình trạng thiếu nước do biến đổi khí hậu không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều nơi trên thế giới. Thiên Nhiên không cần con người vẫn có thể phát triển và tiến hóa, thậm chí còn trù phú hơn gấp nhiều lần, con người mới cần đến Mẹ Thiên Nhiên. Cách chúng ta đối xử với Thiên Nhiên hoàn toàn quyết định số phận của chúng ta.

>> Xem thêm:  Dựa vào văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình của G.Mác-két, em hãy viết một văn bản thuyết minh về nguy cơ chiến tranh hạt nhân (có sử dụng yếu tố miêu tả vả các biện pháp nghệ thuật).

Biến đổi khí hậu do tự nhiên chỉ là một phần nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do chính bàn tay của còn người. Chúng ta đã làm gì? Chúng ta vứt rác bừa bãi xuống đất, xuống nước – những loại rác thải cần đến hàng trăm, hàng nghìn năm mới có thể phân hủy như túi nilon, chúng ta vì lợi ích trước mắt mà sẵn sàng xả thải trực tiếp những chất gây ô nhiễm vào môi trường, không quan tâm nó độc hại thế nào, nó đầu độc Thiên Nhiên ra sao, chúng ta thản nhiên chặt phá rừng lấy gỗ, đốt rừng làm nương rẫy, chúng ta không ngại ngần khai thác đến kiệt quệ những tài nguyên thiên nhiên,… Con người quá ích kỉ, quá tàn nhẫn với Mẹ Thiên Nhiên! Và Thiên Nhiên đã nổi giận, đã và đang trừng trị con người. Con người gây ra biến đổi khí hậu, thì cũng chính con người tự gánh chịu những hậu quả của nó.

Nếu như ngay lúc này chúng ta không chung tay hành động, thì mọi thứ sẽ là quá muộn. Để cải tạo môi trường, khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu, cần đẩy mạnh quá trình tuyên truyền, giáo dục nhằm giúp người dân có nhận thực đúng đắn về vai trò của môi trường và hậu quả của biến đổi khí hậu, có những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với những cá nhân, tổ chức tàn phá môi trường, và mỗi cá nhân hãy trở thành một công dân tự ý thức được trách nhiệm của mình, có tinh thần bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất: vứt rác đúng nơi quy định, khai báo cơ quan chức năng có thẩm quyển nếu thấy những hành vi phá hoại môi trường,…

William Wordsworth từng nói: “ Thiên nhiên chẳng bao giờ phản bội trái tim yêu thương nàng”. Đúng vậy, Thiên Nhiên vốn vẫn luôn là người mẹ vĩ đại của muôn loài cho chúng ta sự sống. Hãy biết yêu thương, quan tâm đến người mẹ ấy, đừng chỉ biết nhận mà hãy biết cho, để Trái Đất này mãi mãi là một hành tinh xanh kì diệu.

Bài viết liên quan