Nghị luận xã hội Thanh niên hiện nay cần trang bị những gì để hội nhập vào thế kỉ mới


Nghị luận xã hội Thanh niên hiện nay cần trang bị những gì để hội nhập vào thế kỉ mới

Hướng dẫn

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như cánh cửa mở ra để đưa nhân loại đi lên, tiến xa hơn trong hành trình hiện đại hóa. Bước sang một thế kỉ mới- thế kỉ của sự văn minh, hiện đại, sẽ là thế nào nếu con người, đặc biệt là thế hệ trẻ chưa có sự chuẩn bị kĩ càng? Vậy hành trang mà thế hệ trẻ cần chuẩn bị bên mình để hội nhập vào thế kỉ mới, đó là những gì?

Hành trang là đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa, và hành trang để bước vào thế kỉ mới là hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, thói quen,…Với Vũ Khoan, ông cho rằng “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”. Thiết nghĩ rằng, khi bản thân mỗi người có sự sẵn sàng, chuẩn bị cho chính mình là lúc chính bản thân dám vượt qua cánh cửa ấy, để trước hết chính bản thân trở thành người của thế kỉ mới và cũng là đang góp sức để đưa mọi người cùng bước vào. Hành trang ấy không phải là sự chuẩn bị ngày một, ngày mai mà cả là một quá trình dài và với tôi, hành trang ấy có thể là:

>> Xem thêm:  Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nhưng văn học không phản ánh thụ động, máy móc như một tấm gương mà thông qua tư tưởng tình cảm, cách nhìn,...

Sức khỏe, có lẽ là hành trang quan trọng nhất. Anne Wilson Schaef đã từng nói rằng ‘’Chăm sóc sức khỏe ngày hôm nay cho tôi hi vọng tươi sáng hơn vào ngày mai’’, điều đó cũng có nghĩa chuẩn bị cho mình cơ thể khỏe mạnh là ta sẵn sàng hơn để bước đi trên hành trình dài và rộng, là có sức mạnh dám đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách phía trước. Hành trình ta đang đi ấy, nếu chỉ đi được một vài bước ta đã cảm thấy bản thân không đủ sức để đi tiếp nữa thì liệu ta có bước vào thế kỉ mới được hay không?

Hành trang tiếp mà ta cần đến, không gì quan trọng hơn, là tri thức. Có tri thức là có hiểu biết, để không biến mình thành kẻ lạc hậu. Nhưng tri thức ấy không phải chỉ là kiến thức từ sách vở trong nhà trường mà còn là từ cuộc sống muôn hình, vạn trạng ngoài kia, đó là những bài học về đạo đức, về lối sống, về kĩ năng sống,… mà trong trường học, chúng ta học được quá ít. Giao thoa cả tri thức sách vở và tri thức đời sống, và tiếp thu từ thế hệ đi trước, thanh thiếu niên sẽ đủ bản lĩnh, tự tin khi phải đối mặt với thác ghềnh, núi cao của cuộc đời. Ta từng nhớ, cách đây vài năm, Ngô Bảo Châu đã đạt giải Fields- giải thưởng Toán học danh giá hay Lê Bá Khánh Trình- cậu bé vàng của Toán học Việt Nam, đến cô gái vàng của thế thao- Nguyễn Thị Ánh Viên, Nguyễn Thúy Hiền,… Có thể nói, tri thức mà họ đã chuẩn bị chính là cánh diều nâng họ bay đến chân trời của sự đổi mới ấy và trong bối cảnh giao lưu giữa phương Đông và phương Tây như ngày này, thiết nghĩ rằng người có tri thức thực sự là người có lợi thế trong hành trình bước vào thế kỉ mới…

>> Xem thêm:  Nghị luận xã hội về “Thực trạng Internet”- văn lớp 9

Lòng kiên nhẫn- đó là hành trang tiếp theo ta cần chuẩn bị. Chặng đường bước vào sự đổi mới không hề nhanh chóng lại cũng chẳng dễ dàng, mà thế hệ trẻ lại là người nông nổi, thiếu bản lĩnh, mới vấp ngã đôi lần đã nhụt chí, bị khiển trách vài lần thì lại tự ái,làm việc lại chỉ quan tâm đến kết quả,…Kiên nhẫn rèn luyện sức hỏe, kiên nhẫn tiếp thu tri thức sau những bài học đắt giá, kiên nhẫn lắng nghe để hiểu lòng mình, hiểu lòng người để có những bài học kinh nghiệm quý giá để mỗi bước chân là vững bước vững chãi, chắc chắn,…

Và cuối cùng, một người bạn là điều mà ta không thể thiếu. Vì hành trình ta đi quá dài, dù có sức khỏe hay lòng kiên trì đến đâu đi chăng nữa thì cũng sẽ không thể tránh khỏi những phút giây khiến ta mệt mỏi, cô đơn, yếu lòng,…Lúc ấy ta sẽ cần đến một người bạn để lắng nghe,thấu cảm, chia sẻ và bên ta, để dù hành trình đi dù rộng lớn đến đâu, ta cũng sẽ vượt qua. Giống như Mác luôn có Ăng-ghen ở bên, hay Lưu Bình có Dương Lễ,…

Bước sang một thế kỉ mới,thiết nghĩ mỗi người chúng ta đều chuẩn bị bên mình những hành trang cần thiết. Nếu ta bước vào tương lai mà con đường ta đi là lầm đường, lạc lối, thì hãy dũng cảm bước sang con đường vì “cuộc đời luôn cho ta cơ hội gọi là ngày mai”. Mỗi bước đi, hãy thật thận trọng và dù hành trình ta đi vào thế kỉ mới là cho chính ta, nhưng không vì thế mà chà đạp lên mọi giá trị của cuộc sống. Ta đi cho ta nhưng cũng là vì mọi người bởi ta và mỗi một người là những mắt xích có liên hệ với nhau.

>> Xem thêm:  Hãy phân tích thiên nhiên trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh.

Dũng cảm bước ra ngoài vòng tròn an toàn của mình, bạn sẽ thấy cuộc sống còn nhiều điều nhân loại chưa khám phá hết. Vậy tại sao với hành trang ta đã chuẩn bị kĩ lưỡng, ta còn chần chừ gì nữa đểmình trở thành nhà thám hiểm khám khá ra những vùng đất mới?

Bài viết liên quan