Nghị luận xã hội về Học đi đôi với hành


Đề bài: Suy nghĩ của em về câu nói “Học đi đôi với hành”.

Bài làm

Tri thức là sức mạnh của con người và của mỗi dân tộc. Nhân thức được vai trò quan trọng của nó mà ông cha ta thường đúc kết những bài học kinh nghiệm về các phương pháp học tập đúng đắn. Trong đó có câu tục ngữ “Học đi đôi với hành”.

Trước hết, câu nói “Học đi đôi với hành” nhắc nhở chúng ta về phương pháp học tập đúng đắn và hiệu quả. “Học” tức là học tập, thuộc về gia đoạn lí thuyết trong khi đó “hành” là thực hành, là những trải nghiệm, thực nghiệm thực tế. Khi học tập, con người có thể học thông qua sách vở, đài báo, từ người có kinh nghiệm truyền lại… Còn khi thực hành, con người cần tự trải nghiệm những vấn đề đã học được vào thực tế, áp dụng lí thuyết để thấy được tính đúng đắn và vận dụng linh hoạt để tạo ra hiệu quả cao. Đây là hai quá trình cơ bản mà con người trong bất kì lĩnh vực nào cũng cần trải qua để thu lại được kết quả sau cùng.

Bác Hồ từng phát biểu: “Học để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Câu nói này góp phần làm sáng tỏ hai mặt của một vấn đề trong câu tục ngữ “Học đi đôi với hành”.

>> Xem thêm:  Hãy bình luận ý thơ sau đây: "Nhớ câu kiến ngãi bất vi. Làm người thế ấy cũng phi anh hùng" (Trích “Truyện Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu)

Thực tế, việc học lí thuyết là rất quan trọng. Từ xưa tới nay, tri thức hàng ngàn năm của nhân loại được đúc kết chủ yếu dưới dạng lí thuyết thông qua ngôn ngữ chữ viết và nhiều dạng ngôn ngữ khác. Tri thức thực chất là sản phẩm của kinh nghiệm và tìm tòi nghiên cứu của thế hệ trước được lưu giữ lại bằng lí thuyết. Do đó, tiếp thu tri thức từ lí thuyết là cần thiết cho mỗi người. Nó giúp con người có hiểu biết, nhận thức sâu sắc, phong phú hơn.

Do đó, nếu thiếu lí thuyết thì thực hành sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Lấy ví dụ đơn giản như một người muốn kinh doanh chăn nuôi gà. Nếu là người mới bắt đầu bước chân vào lĩnh vực này thì không thể ngay lập tức tiến hành mua giống và chăn nuôi được. Người đó cần tự trang bị cho bản thân kiến thức về chọn mua giống, cách cho ăn, cách nhận biết giai đoạn phát triển, các bệnh thường gặp ở gà… Nếu không biết đến những kiến thức trên mà thực hiện công việc ngay, rủi ro thất bại rất cao, lợi nhuận thấp.

nghi luan xa hoi ve hoc di doi voi hanh - Nghị luận xã hội về Học đi đôi với hành

Nghị luận xã hội Học đi đôi với hành

Mặt khác, đôi khi chỉ lí thuyết không thôi thì chưa đủ. Bởi, lí thuyết không đi vào thực tế sẽ mãi chỉ là những câu chữ sáo rỗng, không có giá trị. Một luật sư có khả năng vẽ ra một bản thiết kế mô hình nhà thông minh hoạt động hoàn toàn từ năng lượng mặt trời nhưng không thể xây nó trong thực tế thì nó mãi mãi chỉ là một “lâu đài trên mây”. Một nhà lãnh đạo tuyên ngôn sẽ thực hiện kế hoạch tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống người dân nhưng không hoàn thành nó trong thực tế thì cũng chỉ là một chiến lược thất bại. Như vậy, thực hành là khâu sau cùng để khẳng định giá trị đích thực của lí thuyết.

>> Xem thêm:  Sắc đẹp làm vui mắt, sự dịu hiền thu hút lòng người

Tóm lại, học và hành luôn phải gắn kết chặt chẽ, bổ trợ và làm thuyết phục hơn. Trong lịch sử phát triển khoa học, kĩ thuật của nhân loại đã có không ít những câu chuyện về sự thành công nhờ kết hợp đúng lúc giữa lí thuyết và thực hành. Tôi muốn nhắc đến câu chuyện về một nhà khoa học Mỹ – Benjamin Franklin (1706 – 1790) đã trở thành người mở đường cho nghiên cứu lĩnh vực điện học, cha đẻ của thuyết cảm ứng tĩnh điện, là người phát minh ra cột thu lôi sau khi ông chứng minh được lí thuyết: điện sinh ra khi sét đánh thông qua thực nghiệm thực tế. Franklin đã trải qua rất nhiều cuộc thí nghiệm nguy hiểm với cây diều có gắn kim loại thả lên bầu trời lúc có sấm sét để cuối cùng thu lại kết quả hết sức đáng ngạc nhiên.

Và có lẽ, chất xúc tác để học với hành có thể thành công chính là nhờ sự sáng tạo và lòng kiên trì của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại là một người luôn biết kết hợp linh hoạt giữa lí thuyết và thực tế. Thay vì áp dụng hoàn toàn lí thuyết của chủ nghĩa vô sản vào nước ta, Người đã xem xét và vận dụng nó một cách sáng tạo,linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của đất nước. Nhờ đó mà chúng ta mới có những bước đi cách mạng hợp lí, có được thắng lợi thực sự do chính bản thân mọi người giành lấy.

>> Xem thêm:  Suy ngẫm về “vinh” và “nhục” trong cuộc đời

Tuy nhiên, trong thực tế xã hội hiện nay, thực hành đôi khi còn bị xem nhẹ. Với một số người khác, lí thuyết cũng không còn giá trị như trước nữa. Xã hội phát triển kéo theo nhịp sống hối hả khiến con người thường vội vã trong những kế hoạch cuộc đời. Song càng như vậy, bản thân mỗi người càng nên coi trọng việc học tập và áp dụng lí thuyết vào thực tế. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có nền tảng vững chắc để thực sự phát huy tri thức mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta.

Với mỗi học sinh chúng ta, câu nói “Học đi đôi với hành” càng quan trọng hơn. Chúng ta phải làm gì để phát huy được năng lực của giới trẻ thời đại mới. Bản thân mỗi người đã có câu trả lời cho riêng mình.

Hoài Lê

Bài viết liên quan