Nghị luận xã hội về vấn đề học đi đôi với hành


Đề bài: Nghị luận xã hội về vấn đề học đi đôi với hành

Bài làm

Có rất nhiều bài viết bàn về vấn đề học đi đôi với hành. Và ai cũng hiểu học là học tập, là học hỏi những gì mình chưa biết hoặc biết chưa rõ, chưa cặn kẽ. Còn hành là áp dụng những lý thuyết đã học được vào công việc thực tế. Nhưng có vẻ như nhiều bạn trẻ hiện nay vẫn chưa thực sự kết hợp giữa hai việc học và hành với nhau. Chúng ta cùng nhau nhìn lại vấn đề này một lần nữa nhé.

Hãy nhìn những em nhỏ mới chập chững biết nói, biết đi. Đừng nghĩ rằng chúng chỉ là con nít, chưa nhận thức được điều gì. Chỉ cần để ý một chút thôi, bạn sẽ thấy chúng luôn bắt chước và làm theo những gì mình nhìn thấy nhanh nhất, gần nhất. Không tự dưng mà một đứa trẻ biết nói “ba ba” hay “ma ma”. Chúng đều nghe bố mẹ xưng hô với mình rồi học phát âm dần. Sau khi nói được thành thạo, bố mẹ thường dạy các con cách chào, cách khoanh tay “ạ” người lớn. Bọn trẻ nhanh chóng học theo ngay. Đó là một ví dụ điển hình cho vấn đề học đi đôi với hành. Và nếu vô tình đứa trẻ nghe được câu nói tục tĩu nào đó, nó cũng sẽ bắt chước vì nó chưa thể nhận thức được đâu là đúng đâu là sai. Chỉ khi có người dạy dỗ, chỉ bảo nó mới dần hiểu.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh Ký của Nguyễn Du

Lớn hơn chút nữa, các em được tới trường, được tiếp xúc với nhiều người hơn, môi trường sống rộng rãi hơn. Các em càng có cơ hội được học hỏi nhiều hơn. Nhiều em được dạy các nấu cơm, nhặt rau, quét dọn nhà cửa để phụ giúp bố mẹ, để hiểu rằng lao động là việc rất cần thiết trong cuộc sống…

Khi bước vào trung học, ngoài những bài học trên lớp, các em, các bạn còn được học cách sống, cách yêu thương, cách tự bảo vệ mình và bảo vệ đồng loại. Nhiều em đã áp dụng kiến thức rất thành công vào thực tiễn cuộc sống. Đi học về, các em biết cất cặp sách đi rồi thu xếp nhà cửa, nấu nướng đỡ đần bố mẹ, biết an ủi, động viên bạn bè khi bạn gặp khó khăn, biết nhặt được của rơi tìm người đánh mất để trả lại… Tất cả những bài học quý giá ấy đều góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn.

Hằng năm có biết bao nhiêu bạn học sinh ra trường với tấm bằng loại ưu, thi đỗ đạt vào các trường đại học như mình ước mong. Nhiều bạn chọn con đường học nghề để nhanh chóng trở thành người kỹ sư giỏi, nhân công giỏi…

Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn không ít bạn không những không áp dụng kiến thức mình học được vào cuộc sống, mà thậm chí còn không chịu tích lũy kiến thức. Nhiều bạn đi học như đi chơi. Mang cặp sách tới lớp rồi trốn ra ngoài chơi điện tử, tiêu xài tiền của bố mẹ một cách hoang phí, tội lỗi… Các bạn đã làm phiền lòng bố mẹ, gây ảnh hưởng đến thi đua của lớp. Và hậu quả lớn nhất là bạn không tích lũy được kiến thức cho bản thân mình. Để sau này tương lai mịt mờ. Lúc đó bạn có hối hận cũng đã quá muộn màng.

>> Xem thêm:  Phân tích bài Thơ duyên của Xuân Diệu lớp 11

Có những bạn học không đi đôi với hành, hay muốn hành mà không muốn học… Đó là nguyên nhân vì sao lại có những sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu, bảng điểm toàn xếp loại khá, giỏi nhưng vẫn thất nghiệp. Bởi bạn ấy chỉ có kiến thức về lý thuyết mà không biết áp dụng nó vào thực tế. Lý thuyết xáo rỗng, còn công việc đòi hỏi sự tinh tế, nhạy bén, thông minh và khéo léo. Bạn phải biết áp dụng cái gì, áp dụng như thế nào những điều mà mình đã học được. Lúc ấy, tấm bằng chỉ mình chứng rằng bạn là một con mọt sách chính hiệu chứ không có kỹ năng làm việc. Kết quả là thất nghiệp.

Vai trò của việc học đi đôi với hành rất quan trọng. Một người kỹ sư xây dựng nếu không có kiến thức, sẽ làm nên những ngôi nhà yếu ớt, những con đường nhanh hỏng, dễ sụp đổ… gây thiệt hại lớn cho xã hội và nhà nước. Nhưng nếu chỉ học thôi mà không trực tiếp cầm gạch, không trực tiếp làm những công việc thực tế, người kỹ sư ấy cũng sẽ chẳng thể nào nhận định được những công trình mình làm có tốt không, có đạt tiêu chuẩn và đảm bảo an toàn hay không. Vì thế, bắt buộc phải có học và có hành. Học lý thuyết đến đâu thực hành đến đấy. Điều này không những giúp các bạn tích lũy được nhiều kiến thức mà còn rèn luyện khả năng làm việc thực tế.

>> Xem thêm:  Nghị luận xã hội về sự nôn nóng.

Để quá trình học đi đôi với hành được diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt, ngoài tinh thần tự học, việc có một người thầy giỏi cũng đóng vai trò rất quan trọng. Bởi thầy không những là người mang lại kiến thức cho học trò mà còn truyền nhiệt huyết cho các trò vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Người thầy ấy vừa phải am hiểu, lại vừa thành thạo công việc trong lĩnh vực mà mình đang truyền dạy. Đổi lại, học trò cũng phải có ý thức, có tinh thần tự giác. Như vậy thầy trò mới có thể kết hợp cùng nhau áp dụng lý thuyết vào thực hành, mang lại kết quả tốt đẹp nhất.

Hãy cùng nhau nhìn lại xem bản thân mình đã học được những gì, đã áp dụng như thế nào vào cuộc sống. Hãy cố gắng học hỏi từng ngày, đừng bao giờ dấu dốt, cũng đừng bao giờ tự phụ, khoe khoang. Nhưng hãy tự tin chinh phục thật nhiều kiến thức và áp dụng chúng vào cuộc sống của chính mình.

 

Bài viết liên quan