Người xưa quan niệm: “Thi trung hữu họa”. Hãy làm sáng rõ điều đó qua việc phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi


Người xưa quan niệm: “Thi trung hữu họa”. Hãy làm sáng rõ điều đó qua việc phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Gợi ý

Quan niệm “Thi trung hữu họa” nêu lên một yêu cầu đối với thơ ca. Có thể hiểu “Thi trung hữu họa” là trong thơ có họa, tức là ngôn từ trong tác phẩm thơ phải tạo được những hình ảnh sống động, giúp người đọc hình dung được về hình ảnh, hình tượng được miêu tả trong tác phẩm.

Cảnh ngày hè là một bài thơ có nhiều yếu tố miêu tả. Ngôn ngữ thơ cho người đọc cảm nhận như thể mình đang được chiêm ngưỡng một bức tranh ngày hè. Trong đó có:

– Những loài cây, những loài hoa đặc trưng nhất cho mùa hè: Hòe, thạch lựu, sen; những ánh nắng chiều…

– “Bảng màu” ngôn ngữ thơ Nguyễn Trãi rực rỡ với màu xanh của hòe, màu đỏ của thạch lựu, màu hồng của hoa sen… Chính những yếu tố miêu tả này góp phần làm nên tính chất hội họa đậm nét cho bức tranh Cảnh ngày hè.

– Những khoảnh khắc mà sự sông như tuôn trào “đùn đùn”, “phun”,… Nét vẽ ở đây căng phồng sự sông, đầy sung mãn

Sachtailieu.com

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Bài viết liên quan