Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
Hướng dẫn
Đôi nét về khái niệm văn hóa
Văn lióa theo Từ điển tiếng Việt là “tổng thế nói chung những giá trị vật chát và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”. Như vậy, văn hóa gồm tất cả những gì do con người sáng tạo nghĩa là không có sẵn trong tự nhiên như là người ta thường đề cập văn hóa trồng lúa nước, văn hóa cồng chiêng, văn hóa chữ viết… Gần đây người ta hay nói đến văn hóa ẩm thực, văn hóa ứng xử, văn hóa đọc… Theo Trần Đình Hượu, “hình thức đặc trưng hay biểu hiện tập trung, vùng đậm dặc của nền văn hóa lại nằm ở đời sông tinh thần, nhất là ở ý thức hệ, ở văn học, nghệ thuật, biểu hiện ở lô’i sông, sự Ưa thích, cách suy nghĩ, ở phong tục tập quán, ở bảng giá trị” (Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc).
GỢI Ý HỌC BÀI
Câu 1
Đề cập đến những đặc điểm của văn hóa truyền thống Việt Nam, Trần Đình Hượu đã phân tích trên cơ sở những phương diện chủ yếu cùa đời sống tinh thần vật chất của dân tộc ta từ tôn giáo, nghệ thuật (hội họa, văn học), ứng xử (giao tiếp cộng đồng, tập quán) đến sinh hoạt (ăn, ở, mặc).
Cách trình bày vấn dề của tác giả ở đây có điểm đáng chú ý là các mặt tích cực và hạn chế của nền văn hóa, ộng không tách riêng thành hai luận điếm mà đan xen vào nhau trong cái tích cực có cái hạn chế. Chẳng hạn về tôn giáo người Việt Nam không có tâm lí kiến thành cuồng tín, không cực đoan mà dung hòa các tôn giáo, nhưng cũng không tìm sự siêu thoát tinh thần bằng tôn giáo. Các phương diện khác nghệ thuật, ứng xử sinh hoạt cũng vậy. Về nghệ thuật tuy là có sáng tạo được những tác phẩm tinh tế nhưng không có quy mô lớn, kì vĩ, tráng lệ, phi thường, về phương diện ứng xử, người Việt Nam ta trọng tình nghĩa nhưng không chuộng trí, không chuộng dũng, khéo léo không kì thị cực đoan, thích yên ổn. về phương diện sinh hoạt, người Việt ta “khéo ăn thì no, kheo co thì ấm”, “thái quá bất cập” cụ thế là ưa sự chừng mực, vừa phải không thái quá cũng không bất cập.
Câu 2
Theo tác giả, đặc điếm nổi bật trong các sáng tạo văn hóa của Việt Nam là có bản sắc nhưng trong mối quan hệ với các nền văn hóa của các dân tộc khác. Bản sắc riêng đó có được là do từ chính thực tế địa lí, lịch sử và đời sống dân tộc của người Việt mình trải qua quá trình tiếp xúc thu nhận và biến đổi các giá trị văn hóa của một sô’ nền văn hóa khác ở phương Đông như Trung Hoa, An Độ. Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiỗt thực linh hoạt và chung nhất là dung hòa. Có thế nói văn hóa Việt Nam hướng tới sự hài hòa trên các mặt: tôn giáo, nghệ thuật, ứng xử, sinh hoạt, về tôn giáo chẳng hạn, Việt Nam ta là mảnh đất có khá nhiều tôn giáo và khá nhiều sắc tộc cùng chung sống với nhau, nhưng xưa nay trong lịch sử chẳng mấy khi xảy ra xung đột lớn về tôn giáo và sắc tộc. về nghệ thuật, các công trình kiến trúc chùa chiền, đền miếu, tháp đài… tuy là có nét tinh tế hài hòa với môi trường thiên nhiên nhưng thường chuộng quy mô nhỏ, vừa, không có quy mô lớn, phi thường tráng lệ. về cách sống, trong đời sống hằng ngày, người Việt Nam chuộng điều thiết thực gần gũi, không mong ước cao xa, khác người, hơn người ít mơ mộng viễn vông, huyền ảo. Gặp khó khăn trong đời sông thì sẵn sàng linh hoạt tìm phương tháo gỡ. Trong giao tiếp làm ăn, người Việt Nam thường có sự đung hòa. Tất cả là nhằm đế có được sự thái bình ổn định, an cư lạc nghiệp.
Câu 3
Văn hóa Việt Nam ngay ở mặt tích cực đã ẩn chứa những hạn chế. Do quan niệm “một câu nhịn, chín câu lành”, “dĩ hòa vi quý" trong mọi lãnh vực vật chát và tinh thần nên đã bộc lộ nhược điếm là không có khát vọng và sáng tạo lớn. Vì vậy, văn hóa Việt cũng không thể có dược một tầm vóc lớn lao đủ khả năng tạo được ảnh hưởng sâu xa, đối với các nền văn hóa khác. Bởi thế Trần Đình Hưựu dã viết “ữỉữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiển lớn lao cho nhân loại hay có những dặc sắc nổi bật”. “Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, một ngành văn hóa nào đó trở thành dải danh dự thu hút, quy tụ cả nền văn hóa”.
Một nét tâm lí văn hóa cùng vừa là ưu điểm cũng vừa là nhược điểm của người Việt ta được tác giả đề cập là “đối với các dị kỉ, cái mới, không dễ hòa hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình, nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình”. Nét tâm lí văn hóa này là ưu điểm, là tích cực vì đó là một trong những lí do khiến Việt Nam không có những xung đột khốc liệt về sắc tộc, tôn giáo như các cộng đồng IIồi giáo, Ki tô giáo. Tuy nhiên dây cũng chính là vật cản sức ì không cho phép được có những bước phát triển đột phá, những cách tân mạnh mẽ, táo bạo, những khám phá dữ dội là điều kiện đế tạo nên tầm vóc lớn lao quy mô hoành tráng của nền văn hóa. về điều này, Trần Đình Hượu nhận xét: “Tôn giáo hay triết học cũng đều không phát triển”. “Không có một ngành khoa học, kĩ thuật, giả khoa học nào phát triển đến thành có truyền thống. Ảm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ”. “Không chuộng trí mà củng không chuộng dũng. Dân tộc- chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng vô”. “Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo”. “Không có công trình kiến trúc nào kể cả của vua chúa nhằm vào sự vĩnh viễn”.
Từ những nhận xét trên, tác giả nhận định chung về bản chất của nền văn hóa truyền thống Việt Nam: “Đó là văn hóa của dân nông nghiệp định cư, không có nhu cầu lưu chuyển, trao đổi, không có sự kích thích của dô thị”. Tiếp đó ông đã lí giải nguyên nhân của những hạn chế vừa nói: “Phải chăng đó là kết quả của ý thức lâu dời về sự nhỏ yếu, về thực tế khó khăn nhiều bất trắc”.
Đất nước Việt Nam nhỏ, tài nguyên chưa thật dồi dào, lại luôn bị ngoại xâm dòm ngó, đời sông vật chất đúng là nghèo nàn, lạc hậu, khoa học kĩ thuật chưa phát triển. Điều này là một trong những lí do tạo nên tâm lí ngại giao lưu trao đổi, “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” chuông sự thu hẹp, tóm gọn sao cho vừa đủ, không thích đổi thay “thắt lưng buộc bụng”, “một vừa hai phải”, “dóng cửa bảo nhau”, “trâu ta ăn cỏ dồng ta” ít nhiều cũng là một trong những vật cản đô’i với khả năng phát hiện và xây dựng những giá trị văn hóa lớn lao. về tôn giáo, một ví dụ dễ trông thấy là Việt Nam ở đâu cũng có chùa nhưng không có được những miền đất Phật với những ngôi chùa kiến trúc, quy mô, độc đáo như ở Thái Lan, Cam-pu-chia… Cũng như ở lĩnh vực đời sống vật chất, người Việt ta dù bờ biển dài 2200km nhưng không có hải cảng lớn, chưa vươn ra xa để khám phá đại dương…
Câu 4
Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh nhất đến văn hóa truyền thống của Việt Nam phải nói đó là Phật giáo và Nho giáo. Người Việt Nam đã tiếp nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo tinh thần thiết thực, linh hoạt và dung hòa để tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc. Chẳng hạn người Việt thờ Phật đa phần là đế làm lành lánh dữ, đề hướng thiện chứ không phải để thành Phật giác ngộ và siêu thoát. Họ quan niệm: “Tu đâu cho bằng tu nhà. Thờ cha kính mẹ mới là chân tu” hay: “Thứ nhất là tu tại gia. Thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa”. Đặc biệt là người Việt rất phê phán, chê bai thái độ “trốn việc quan di ỏ’ chùa” quay lưng với cuộc đời, quay lưng với nghĩa vụ và bổn phận đôi với gia dinh, đổi với làng nước. Thời đại Lí, Trần các bậc đại sư cũng đều nhập thế giúp vua an dân trị nước. Hai vua nhà Trần sau khi làm tròn trách nhiệm đôi với dân với nước đã xem ngai vàng như giày rách gửi mình vào cửa thiền vừa tu hành vừa cầu nguyện cho nước nhà thạnh trị, muôn dân yên ổn. Đó là Phật giáo. Còn Nho giáo cũng thế. Nho giáo tuy tạo ảnh hưởng sâu rộng đến đa số người Việt nhưng không hề cực đoan mà dung hòa với các tôn giáo khác. Nho giáo giúp người Việt Nam đề cao văn hóa, văn hiến, trung quân ái quốc, tôn sư trọng dạo theo bản sắc riêng của mình. Tuy tâm niệm “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nhưng người Việt Nam cũng luôn nhắc nhở con cháu mình “Học thầy không tày học bạn”. Tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo đã được các nho sư yều nước của ta tiếp thu ở khía cạnh tích cực để làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của dân tộc như Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Văn tẽ nghĩa sĩ cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiếu).
Câu 5
Nhận định: “Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa” vừa nêu lên mặt tích cực nhưng dồng thời cũng tiềm ẩn những mặt hạn chế của văn hóa Việt Nam. Tích cực là vì trong quá trình tiếp thu một cách sáng tạo các giá trị ngoại nhập, tính thiết thực đã khiên cho văn hóa Việt khăng khít hơn với đời sóng của cộng đồng, của từng chủ thể văn hóa. Chẳng hạn, chùa chiền không chỉ là nơi thờ cúng hành lễ tôn nghiêm mà còn là nơi nối tiếp cộng đồng trong nhiều hoạt động đầy tính trần thế (cưới hỏi, ma chay, nuôi trẻ em không nơi nương tựa, trẻ em bất hạnh tật nguyền…). Tính linh hoạt của văn hóa Việt Nam bộc lộ rõ ở khả năng tiếp thu có sáng tạo các giá trị văn hóa ngoại nhập sao cho phù hợp với đời sống cố hữu của người Việt Nam đề rồi cả Phật, Nho, Lão giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáo đều có chỗ đứng nhiều hay ít trong đời sống văn hóa Việt Nam. Sau cùng, tính dung hòa là thuộc tính có được một cách tự nhiên từ hai thuộc tính đã có trên. Các giá trị văn hóa ngoại nhập từ nhiều nguồn khác nhau đã không phủ định nhau, trừ nhau. Người Việt Nam đã tiếp nhận có chọn lọc những giá trị tinh thần ấy và tạo nên một sự bình yên ổn định lâu dài trong đời sống văn hóa của dân tộc mình. Do đó, vốn văn hóa Việt Nam truyền thống đầy giá trị nhân bản đã không sa vào cuồng tín, cực đoan. Có điều trong mặt tích cực lại tiềm tàng hạn chế. Bởi thiết thực quá nên vãn hóa Việt Nam thiếu hẳn những sáng tạo.to tát không đạt đến được những giá trị phi thường vĩ đại. Bởi luôn dung hòa nền văn hóa Việt Nam thiếu những giá trị đặc sắc kì vĩ, nổi bật, thường gắn liền với những tư tưởng, tôn giáo hoặc các quan niệm xã hội ít nhiều mang tính cực đoan. Thế nhưng do hoàn cảnh cụ thể về địa lí, lịch sử, xã hội của cộng đồng dân tộc Việt Nam, ba thuộc tính thiết thực, linh hoạt và dung hòa đã bảo đảm cho sự trường tồn của văn hóa Việt Nam trải qua bao chặng đường gian nan bất trắc của lịch sử nước nhà.
Câu 6
Kết thúc đoạn trích, Trần Đình Hượu khẳng định: “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dán tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh khả năng dồng hóa, các giá trị văn hóa bên ngoài về mặt đó, lịch sử chứng minh là dân tộc Việt Nam có bản lĩnh”.
Thật vậy, thực tế lịch sử dân tộc đã cho thấy các giá trị văn hóa của người Việt Nam chúng ta trên mọi mặt từ tôn giáo, nghệ thuật đến ứng xử sinh hoạt không phải chỉ là thành quả do sự tạo tác của chính dân tộc mình mà chính là sự tích tụ của cả một quá trình đăng đắng tiếp nhận một cách sáng tạo, có chọn lọc rồi biến đổi theo hướng thiết thực, linh hoạt và dung hòa những giá trị to lớn và đặc sắc của các nguồn văn hóa ngoại nhập. Cũng có thể nói đây cũng chính là quá trình “chiếm lĩnh”, “đồng hóa” các giá trị văn hóa khác bên ngoài. Ai cũng biết bản sắc văn hóa là cái đặc sắc, cái độc đáo, cái riêng biệt vững bền và tích cực của một cộng đồng văn hóa. Do đó, nếu không có sự tạo tác của chính cộng đồng chủ thể vãn hóa thì nền văn hóa đó thiếu nội lực vững bền. Trái lại, dù có nội lực nhưng lại khép kín nghĩa là “bế quan tỏa cảng” thì sẽ không có điều kiện tiếp cận, kế thừa tinh hoa những giá trị tiến bộ của văn hóa nhân loại, và cũng không thể nào phát triển những tinh hoa tiến bộ của văn hóa dân tộc mình vào văn hóa thế giới. Dân tộc Việt Nam vỗìì là một dân tộc có bản lĩnh từng tiếp nhận chữ viết của văn hóa ngoại nhập để tạo nên chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ để có được những áng văn thơ tuyệt tác mang quan niệm, tâm hồn dân tộc Việt Nam. Người Việt cũng từng Việt hóa các thể thơ Đường luật của Trung Quốc, thơ tự do của phương Tây cùng với sự sáng tạo các thể thơ dân tộc, làm cho nền thơ Việt Nam càng thêm đa dạng và phong phú.
Mai Thu