Phân tích 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc 


Đề bài: Phân tích 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc 

Bài làm

Bài thơ "Việt Bắc' là một bài thơ hay viết lại quá trình 15 năm kháng chiến của những người chiến sĩ cách mạng gắn bó với núi rừng Việt Bắc. Sau khi nhân dân miền Bắc nước ta đánh thắng thực dân Pháp.  Tám câu đầu của bài thơ Việt Bắc nói lên tình cảm quân dân thắm thiết giữa những người dân đồng bào dân tộc Tây Bắc với những chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ.

 “Mình về mình có nhớ ta 
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không 
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi 
Áo chàm đưa buổi phân li 
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” 

Trong 8 câu thơ đầu thể hiện một tình cảm bịn rịn, lưu luyến không muốn rời đi của những người đi và những người ở lại. Trong từng câu từng chữ tác giả Tố Hữu đã thể hiện một tình cảm mãnh liệt trong tình cảm của tác giả dành cho những người dân nơi đây. Trong 8 câu thơ thì đã có tới bốn chữ "Nhớ" được lặp đi lặp lại trong đoạn thơ thể hiện tình cảm nhớ nhung của người đi và người ở lại khi phải chia tay nhau đầy lưu luyến.

phan tich 8 cau dau viet bac - Phân tích 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc 

Phân tích 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc 

>> Xem thêm:  Viết đoạn văn ngắn (8 - 10 câu) phân tích ý nghĩa của việc Vũ Nương không trở về nhân gian nữa (trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam xương của Nguyễn Dữ)

Nhà thơ Tố Hữu đã diễn tả nỗi nhớ của mình bằng những từ ngữ vô cùng da diết, ngọt ngào, trong lối xưng hô của tác giả cũng thể hiện cách xưng hô gần gũi, giản dị mà người nghe thường thấy trong ca dao dân ca giữa "ta" và "mình" như những người thân trong gia đình, gắn bó ruột thịt. Ta và mình vừa thân thiết giản dị, gần gũi lại toát lên tình cảm gắn bó máu thịt như tình nghĩa vợ chồng, nhưng tình cảm anh em, trong cùng một nhà. Thông qua lối xưng hô đó khiến cho người đọc cảm nhận được tình cảm giữa những chiến sĩ bộ đội cụ Hồ với những người đồng bào nơi đây. Họ đã gắn bó với nhau, chia sẻ với nhau từng miếng cơm, manh áo, từng vào sinh ra tử đối diện với kẻ thù trong lúc hiểm nguy vẫn luôn sát cánh bên nhau. Những tình cảm đó không từ ngữ nào có thể diễn tả được.

Những câu thơ thể hiện một lời nói chia tay vô cùng bịn rịn, thể hiện bản chất tốt đẹp của những người dân quê hương ta. Nó chính là tình cảm quân dân thắm thiết nhắc nhở cho mỗi chúng ta không bao giờ được quên đi những đạo lý làm người đó. Tình cảm gắn bó tình sâu nghĩa nặng, suốt mười lăm năm kháng chiến. Thông qua 8 câu thơ đầu trong bài thơ "Việt Bắc" thể hiện một đạo lý vô cùng gắn bó đoàn kết, tình quân dân thắm thiết của những con người Việt Nam. Tình cảm gắn bó đó như một sợi chỉ xuyên làm nên mạch cảm xúc sáng tác trong bài thơ Việt Bắc.

>> Xem thêm:  Kể lại trận đánh của vua Quang Trung trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí (hồi 14)

"Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay"

Hai câu thơ thể hiện sự lưu luyến nói không nên lời của những người đi và người ở lại một buổi chia ly vô cùng xúc động mà không ai muốn nó xảy ra. Nhưng vì hoàn cảnh vì cuộc sống nên mọi người vẫn phải chia tay nhau. Các chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ sau khi đánh tan kẻ thù phải trở về quê hương, trở về miền xuôi thủ đô Hà Nội để nhận nhiệm vụ mới xây dựng đất nước sau khi hòa bình lập lại. Buổi chia ly nghẹn ngào đẫm những dòng lệ có rất nhiều câu nói mà hai bên đều muốn nói với nhau nhưng nói mãi không nên lời. 

Tám câu thơ đầu của bài thơ "Việt Bắc" của tác giả Tố Hữu đã viết lên tình cảm quân dân thắm thiết nói lên tình cảm thủy chung trước sau như một giữa những người dân nơi đây và những người chiến sĩ. Họ đã có một quãng thời gian dài gắn bó tình nghĩa với nhau trong kháng chiến, trong những khi kẻ thù tàn phá đối diện với cái chết. Những con người đó từng chia ngọt sẻ bùi, giờ họ phải chia tay nhau những cảm xúc lưu luyến, bịn rịn là điều không thể nào tránh khỏi.
Bình Minh
 

Bài viết liên quan