Phân tích bài thơ Cảnh Ngày Hè của nhà thơ Nguyễn Trãi


Đề bài: Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi.

Bài làm

Nguyễn Trãi với những danh xưng “đại thi hào của dân tộc” – người mở đầu văn học thơ Nôm. Bài thơ “Cảnh ngày hè” là một trong những thi phẩm thơ Nôm đặc sắc nhất của Nguyễn Trãi. Sự hòa quyện giữa vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo và triết lí thế sự đã làm nên thành công cho tác phẩm:

 “Rồi hóng mát, thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn, tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ, khắp đòi phương”

Nguyễn Trãi (1380-1442) không chỉ là một nhà thơ lớn mà con là một quan văn nổi danh cương trực, thanh niêm thời nhà Hồ và nhà Lê Sơ trong lịch sử Việt Nam. Phan Huy Chú từng nhận xét Nguyễn Trãi là người “tuổi trẻ đã văn chương nổi tiếng. Kinh sử, bách gia, binh thư thao lược, đều am hiểu cả”. Cuộc đời Nguyễn Trãi gắn liền với những biến cố dữ dội trong lịch sử. Không muốn chứng kiến thế sự đầy rẫy ngang trái, đau thương, Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn trong nỗi bất lực. Gặp tai hoa chu di cửu tộc, Nguyễn Trãi ra đi trong oan ức. Sau này vua Lê Thánh Tông mới giải oan cho ông.

Bài thơ “Cảnh ngày hè” nằm trong tập thơ “Quốc âm thi tập”, sáng tác trong thời gian khi Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn. Mỗi ngày, lắng nghe nhịp sống sôi động của thiên nhiên cảnh hè đã tạo cảm hứng cho Nguyễn Trãi sáng tác bài thơ này. Do đó, bài thơ vừa mang đến một bức tranh thiên nhiên sinh động vừa chất chứa tâm sự về thế sự của tác giả.

>> Xem thêm:  "Rủ nhau xuống bể mò cua, Đem về nấu quả mơ chua trên rừng, Em ơi chua ngọt đã từng, Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau". Hãy tìm hiếu ý nghĩa của bài ca dao trên để thấy rõ quan niệm sống có tình có nghĩa và cách thể hiện tình cảm của người bình dân xưa

Trong “Quốc âm thi tập”, đa phần các bài thơ đều có những đặc điểm nghệ thuật tương tự nhau, từ đó phác họa chân dung phong cách Nguyễn Trãi. Trong đó, có một nét phong cách rất đáng chú ý, đó là Nguyễn Trãi thường xen vào bài thơ thất ngôn một hoặc vài câu lục ngôn tạo nên giọng thơ mới lạ. Đọc “Cảnh ngày hè”, độc giả cũng thấy được điểm thú vị này ngay từ câu thơ đầu:

“Rồi hóng mát, thuở ngày trường”

Câu thơ lục ngôn đầu tiên phản ánh trạng thái nhàn rỗi giữa những ngày hè của tác giả. Từ “hóng mát” khiến người đọc hình dung ra một lão già thôn quê ngồi dưới tán cổ thụ thả hồn theo những cơn gió hè mát rượi. Kết hợp với đó là nhịp thơ 3/3 và từ “ngày trường” đã mở ra quãng thời gian dài, liên tục và không có điểm kết. Mặt khác, từ “rồi” ở đầu câu thơ càng phản ánh tâm thế thảnh thơi khi mọi bộn bề lo toan đã được giải quyết hết.

Tuy nhiên, đến 3 câu thơ tiếp, không gian bỗng sống động hẳn lên nhờ bức tranh ngày hè độc đáo:

“Hòe lục đùn đùn, tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Bức tranh đặc sắc này được làm nên từ hai yếu tố chính vừa cổ điển vùa hiện đại. Những từ như “hòe lục”, “thạch lựu hiên”, “hồng liên trì” đậm chất Đường thi. Song lại xuất hiện những từ ngữ mà nền văn học trung đại trước đó chưa bao giờ thấy, là động từ “đùn đùn”, “phun”, “tiễn”. Chính điều này càng khẳng định vai trò đặt nền móng cho thơ Nôm Việt Nam của Nguyễn Trãi.

>> Xem thêm:  Nghị luận văn học về hành động trả thù của Tấm

phan tich bai tho canh ngay he cua nha tho nguyen trai - Phân tích bài thơ Cảnh Ngày Hè của nhà thơ Nguyễn Trãi

Phân tích bài thơ Cảnh Ngày Hè

Nhờ có những động từ trên mà bức tranh thiên nhiên dường như đang cựa mình, thậm chí là sự phát triển nhanh chóng đến mức có thể thấy bằng thị giác. Trong ba câu thơ ngắn, Nguyễn Trãi đã sử dụng triệt để các giác quan thị giác, thính giác để cảm nhận thiên nhiên.

Tiếp tục tái hiện bức tranh cảnh ngày hè trong hai câu thơ tiếp theo, tuy nhiên không gian đã chuyển hướng về đời sống con người.

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Hai câu thơ sử dụng biện pháp quen thuộc trong thơ ca trung đại: họa vân hiển nguyệt. Ta thấy, bức tranh cuộc sống có đầy đủ âm thanh và hoạt động. Đó là tiếng chợ cá “lao xao” và tiếng ve kêu ngày hè.

Chợ – nơi tập trung đông đúc dân cư, nơi bắt nguồn và kết thúc của hành trình tạo nên miếng ăn, cái mặc cho con người. Khác với những loại chợ thông thường, chợ cá thường chỉ có ở vùng ven biển hay ven sông. Sau đêm dài lênh đênh trên biển, người dân chài mang cá về chợ sớm. Điều này khiến tôi nghĩ tới hình ảnh loài cò đêm hôm lặn lội bờ sông kiếm mồi. Hơn nữa âm thanh “lao xao” còn mơ hồ tận đâu đó, không xác định. Nghe thấy cả những âm thanh từ xa, nhân vật trữ tình nơi đây càng thấm thía hơn sự tịch mịch.

>> Xem thêm:  Tại một thành phố ở nước ngoài, người ta xây dựng một tấm bảng lớn trên đó ghi dòng chữ: “I love you”. Em nghĩ gì về điều này

Thậm chí, chỉ có độc một tiếng ve kêu nơi lầu gác u tịch mà cũng làm người thấy chạnh lòng. Hai từ “dắng dỏi” chất chứa bao mối suy nghĩ. Sao con ve cô độc kia lại vẫn đủ sức ca cầm một mình? Nó có khác gì nhà thơ đâu, cô độc một mình chống lại cả thế tục nhiễu nhương? Cầm cự được bao lâu? Dắng dỏi được tới khi nào? Như vậy từ giọng thơ tràn đầy sinh khí, Nguyễn Trãi dần đi tới suy tư, lo nghĩ.

Tâm trạng nhà thơ rõ ràng hơn trong hai câu thơ cuối:

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ, khắp đòi phương”

Chỉ hai câu thơ ngắn nhưng đủ để nói lên khát khao cả đời Nguyễn Trãi. Đó là được như vua Nghiêu Thuấn của Trung Quốc xưa kia tấu lên khúc ca thái bình, “giàu đủ” bằng cây đàn “Ngu cầm”. Khát khao ấy đã chứng tỏ một tấm lòng Nguyễn Trãi giàu lòng nhân đạo, yêu nước thương dân sâu sắc.

Tóm lại, với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật song lại có nhiều sáng tạo về ngôn từ, nhịp thơ; giọng thơ thay đổi linh hoạt; sử dụng nhiều bút pháp nghệ thuật cổ điển đã tạo nên một bức tranh “cảnh ngày hè” vừa độc đáo, mới lạ vừa hàm súc, sâu xa. Bài thơ “Cảnh ngày hè” đã chứng minh tài năng, phong cách và tấm lòng hết sức nhân văn, nhân đạo của Nguyễn Trãi.

Hoài Lê

Bài viết liên quan