Phân tích bài thơ Chiều Tối của Hồ Chí Minh


Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Chiều tối” (Mộ) của Hồ Chí Minh.

Bài làm

Hồ Chí Minh được nhắc đến không chỉ là một nhà văn hóa, một anh hùng dân tộc lỗi lạc mà còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Sự nghiệp văn chương của người để lại rất phong phú về thể loại, đa dạng về phong cách và sâu sắc về tư tưởng. Hợp nhất các yếu tố đó, bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh đã thể hiện trọn vẹn tài năng, lý tưởng và tấm lòng của một bậc vĩ nhân:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không.

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.”

(“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết, lò than đã rực hồng.”)

Hồ Chí Minh là nhà văn hóa, nhà chính trị và nhà lãnh tụ vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam. Tuy rằng mục đích sống của Hồ Chí Minh không phải sáng tác thơ văn, nhưng do yêu cầu thời thế mà Người sử dụng văn chương như một cách để thức hiện lý tưởng của mình, đó là đấu tranh giải phóng dân tộc. Do đó, không chỉ riêng “Chiều tối” mà tất cả các tác phẩm của Hồ Chí Minh đều có tính chiến đấu và cổ vũ tinh thần chiến đấu cao.

Bài thơ “Chiều tối”, tên phiên âm là “Mộ”, ra đời vào một ngày cuối mùa thu năm 1942 khi Hồ Chí Minh bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch. Trên chặng đường chuyển lao từ nhà tù Tĩnh Tây sang nhà tù Thiên Bảo, chân tay xiềng xích, mệt mỏi rã rời nhưng Hồ Chí Minh vẫn giữ tâm thế của một thi sĩ – lữ khách – nhà hiền triết để sáng tác bài thơ này.

>> Xem thêm:  Nghị luận xã hội về câu nói “Tránh voi chả xấu mặt nào” và “Im lặng là vàng”. Theo anh (chị), các luận điểm trên có hoàn toàn đúng không? Hãy phát biểu ý kiến của mình.

Bài thơ có cấu tứ của một thi phẩm Đường thi với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, tuy nhiên vẫn đan xen những hình ảnh, ngôn ngữ rất hiện đại. Nội dung chính của bài thơ đó là khắc họa bức tranh thiên nhiên rừng đại ngàn và con người lao động sản xuất.

phan tich bai tho chieu toi cua ho chi minh - Phân tích bài thơ Chiều Tối của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Chiều Tối

Câu thơ đầu tiên mở ra một bức tranh đặc sắc về cảnh hoàng hôn:

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”

Hình ảnh “chim mỏi” gợi nhắc đến những câu thơ xưa của Bà Huyện Thanh Quan:

“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”

(“Chiều hôm nhớ nhà”)

Do vậy, phần nào cánh chim trong “Chiều tối” cũng chung nỗi nhớ nhà với nỗi nhớ quê của Bà Huyện Thanh Quan. Mặt khác, đồng thời dùng từ “mỏi” để biểu đạt trạng thái nhưng không phải là sự mỏi mệt của đôi cánh trong thơ nữ thi nhân mà trong thơ Bác, sự mỏi mệt ấy còn như toát lên từ tâm hồn. Bởi vì sao? Vì cánh chim kia là vì gió lớn nên chấp chới. Còn cánh chim trong “Mộ” là vì không thấy chốn ngủ. Rừng chính là nhà của mọi loài chim. Vậy mà nó lại đi tìm chốn ngủ ngay tại tổ của mình? Phi lí trong thực tế nhưng hoàn toàn hợp lí theo lo-gic tâm hồn. Nhân vật trữ tình cũng đang tìm quê hương trên chính mảnh đất quê hương. Cũng đúng thôi, nước mất chủ quyền, nhà thơ không tìm được quê hương thực sự của mình. Các nhà văn, nhà thơ thời kì này cũng không nằm ngoài cảm xúc đó.

>> Xem thêm:  Hướng dẫn soạn văn Hạnh phúc của một tang gia – Chương trình Ngữ văn lớp 11

Tác giả tiếp tục thay đổi điểm nhìn sang một hướng khác:

“Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”

Điểm đặc sắc của câu thơ quy tụ trong chữ “cô vân” – “chòm mây”. Cách dịch thơ như thế này chưa làm nổi bật được ý đồ tác giả. “Chòm” thể hiện được sự ít ỏi về số lượng. Trong khi đó, “cô” lại thiên về hướng nói tới sự cô độc, lẻ loi. Nhưng dù thế nào, người đọc vẫn có thể nhận ra được sự hóa thân của tác giả vào hình ảnh đám mây nhỏ cô độc giữa khoảng không rộng lớn. Điều này cũng như câu thơ đầu, cho thấy nỗi niềm nhớ quê và sự lạc lõng của tác giả.

Hai câu thơ cuối, Hồ Chí Minh khắc họa hình ảnh con người:

“Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết, lò than đã rực hồng.”

Nhân vật “cô em” – người con gái thôn quê tạo nên một màu sắc mới, tăng thêm sự gần gũi, sống động cho bức tranh thiên nhiên. Cô gái đang làm công việc xay ngô thương ngày vào không gian “xóm núi” và thời gian “tối”. Từ đó, ta hoàn toàn có thể kết luận rằng đây là người con gái tượng trưng cho thế hệ trẻ nơi hậu phương đang tham gia lao động sản xuất, phục vụ cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp lúc bấy giờ.

Hai câu thơ được liên kết với nhau bằng phép lặp từ “bao túc” – “xay ngô”. Vậy ra, người con gái ấy không chỉ nhiệt huyết mà còn đang cực kì hăng say làm việc đến nỗi không nhận ra thời đã về khuya. Hồ Chí Minh đã tế nhị ca ngợi hình ảnh những con người nhiệt huyết, tần tảo, cần cù lao động sản xuất trong hai câu thơ này. Đây cũng là một cách cổ vũ tinh thần cách mạng của tác giả.

>> Xem thêm:  Bình luận bài "Bài phát biểu đọc trước mộ Mác" của Ph. Ăng - ghen

Đặc biệt, cả bài thơ có lẽ đọng lại toàn bộ trong một từ “hồng” cuối bài. Thế nên, dịch giả mới quyết định giữ nguyên khi dịch thơ từ này chăng? Một chữ “hồng” vừa đủ để làm sáng rực cả không gian, khơi dậy ngọn lửa sục sôi trong lòng người đọc. Thơ Bác vốn vậy, luôn thể hiện một ánh nhìn lạc quan trước thời thế. Niềm tin cách mạng, niềm tin lí tưởng của Đảng giống như lò than hồng rực luôn âm ỉ sôi sục, chỉ cần một chất xúc tác đủ mạnh, nó sẽ bùng lên thành ngọn lửa bất diệt. Điều này đã được chứng minh bằng chính lịch sử kháng chiến và chiến thắng cùa dân tộc Việt Nam.

Tóm lại, bài thơ “Chiều tối” với bút pháp vừa cổ điển vừa hiện đại, vừa trữ tình vừa giàu chất triết lí đã tập trung thể hiện tâm hồn tài hoa, nhân văn – nhân ái của Hồ Chí Minh. Mục đích chiến đấu của tác giả thông qua bài thơ đã thành công tuyệt đối.

Hoài Lê

Bài viết liên quan