Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh (dàn ý và bài làm chi tiết)


Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh (dàn ý và bài làm chi tiết)

Dàn ý chi tiết

I, Mở bài:giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung phân tích

1, Tác giả:

 – Là người anh hùng dân tộc, người lãnh tụ thiên tài, người chiến sĩ cộng sản mẫu mực, một nhà văn, nhà thơ lớn

 – Viết văn, làm thơ là để phục vụ sự nghiệp Cách Mạng

 – Sáng tác của Người bao giờ cũng có mục tiêu cụ thể, đồng thời rất chú ý đến đối tượng tiếp nhận

2, Tác phẩm: là bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Bác

3, Nội dung phân tích: vẻ đẹp của một tâm hồn lớn, cất cánh giữa những thử thách khắc nghiệt của thời đại qua nhưng vần thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại

II, Thân bài:

1, Khái quát:

-Xuất xứ: là bài số 31 trong tập “Nhật kí trong tù”

-Cảm hứng: trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đi Thiên Bảovào cuối thu 1942

2, Phân tích:

a, 2 câu đầu: bức tranh thiên nhiên chiều tối trên đường chuyển lao (trích thơ)

* Thời gian và hoàn cảnh:

 – Thời gian: chiều tối

 – Hoàn cảnh: chặng cuối của một ngày chuyển lao đày ải, cực khổ

 * Bức tranh thiên nhiên:

 – Khung cảnh thiên nhiên, núi rừng lúc chiều tối với một cánh chim nhỏ, mỏi mệt tìm chốn ngủ và một chòm mây lẻ loi bay chầm chậm giữa tầng không

 – Bút pháp chấm phá: nhà thơ không tả mà chỉ phác họa vài nét

 – Hình ảnh thơ:

   + “Chim mỏi”

   + “Chòm mây” cô độc

  • Tả ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh. Đó là sự mệt mỏi, cô đơn của người tù khi kết thúc một chặng đường đày ải

 – Hình ảnh thơ” quen thuộc, gần gũi, chân thực

 – Nghệ thuật đối: làm nổi bật cái mênh mông của vũ trụ và cái nhỏ nhoi của cảnh vật

=> Hồ Chí Minh đã phác họa nên một bức tranh vừa cổ điển nhưng rất bình dị, gần gũi. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác

 – Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, yêu thiên nhiên tha thiết

 – Nghị lực phi thường, bản lĩnh thép của người chiến sĩ Cộng Sản

b, 2 Câu cuối: bức tranh đời sống con người ( trích thơ)

>> Xem thêm:  Ý nghĩa hình ảnh chuyến tàu đêm qua truyện ngắn Hai đứa trẻ

 – Điểm nhìn: hướng về mặt đất, hướng về đời sống con người

* Bức tranh đời sống

 – Hình ảnh trung tâm: “sơn thôn thiếu nữ”

   + Hình ảnh bình dị, trẻ trung, khỏe khoắn của người lao động

   + Hình  ảnh con người không bị nhỏ bé, mờ lấp trong không gian của núi rừng mà trở thành tâm điểm của bức tranh thơ

 – Điệp ngữ chuyển tiếp theo lối vắt dòng: “Ma bao túc” _ “Bao túc ma hoàn”

   + Tạo nhịp điệu tuần hoàn

   + Gợi vòng xoay của chiếc cối xay ngô

   + Gợi vòng thời gian trôi chảy

 – Hình ảnh “lò than rực hồng”

   + Nghệ thuật lấy sáng tả tối, lấy không gian để tả thời gian

   + CHữ “hồng” là nhãn tự của bài thơ

   + “Hồng” là hơi ấm, là ánh sáng, niềm vui và sự tin yêu

  • Mạch thơ có sự vận động: từ tối đến sáng, từ buồn đến vui
  • Qua bức tranh đời sống con người, Hồ Chí Minh bộc lộ một tâm hồn nghệ sĩ hài hòa trong cốt cách người chiến sĩ. Tư tưởng của nhà thơ thể hiện cái nhìn lạc quan, hướng tới tương lai

3, Đánh giá

 a, Nghệ thuật:

– Bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển ờ đề tài, thể thơ tứ tuyệt

– Bút pháp chấm phá, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được sử dụng tinh tế

– Điệp ngữ chuyển tiếp, cách dùng từ linh hoạt, tinh tế

 b, Nội dung:

– Mạch thơ vận động hướng về sự sống, ánh sáng

– Thể hiện một cái tôi thi sĩ, chiến sĩ bản lĩnh, vững vàng

III, Kết bài: khái quát vấn đề, nêu cảm nghĩ bản thân

unnamed file 3 - Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh (dàn ý và bài làm chi tiết)

Phân tích bài thơ Chiều tối

Bài làm

Hồ Chí Minh là người anh hùng dân tộc, người lãnh tụ thiên tài, người chiến sĩ cộng sản mẫu mực, một nhà văn, nhà thơ lớn cuả dân tộc. Người viết thơ, làm văn là để phục vụ sự nghiệp Cách Mạng. Các sáng tác của Người bao giờ cũng có mục tiêu cụ thể, đồng thời rất chú ý đến đối tượng tiếp nhận. Tác phẩm “Chiều tối”  là bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Bác. Bài thơ đã khắc họa vẻ đẹp của một tâm hồn lớn, cất cánh giữa những thử thách khắc nghiệt của thời đại qua nhưng vần thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại.

>> Xem thêm:  Hình ảnh đẹp nhất, tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối.

Bài thơ là bài số 31 trong tập “Nhật kí trong tù”. “Chiều tối” trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đi Thiên Bảovào cuối thu 1942. Ở thời điểm ấy, những đọa đày ban ngày vẫn chưa qua và những đọa đày ban đêm sắp tới. Vậy mà tâm hồn Hồ Chí Minh vẫn dạt dào thi hứng trước cảnh vật thiên nhiên và bức tranh đời sống con người.

Trước hết, hai câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên chiều tối trên đường chuyển lao:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không”

(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không).

Nhà thơ không trực tiếp miêu tả thời gian nhưng thời gian vẫn hiện lên qua cảnh vật. Khung cảnh thiên nhiên, núi rừng lúc chiều tối lúc bấy giờ chỉ có một cánh chim nhỏ, mỏi mệt tìm chốn ngủ và một chòm mây lẻ loi bay chầm chậm giữa tầng không. Bằng bút pháp chấm phá, nhà thơ không tả mà chỉ phác họa vài nét. Hình ảnh cánh chim trong thơ Bác tuy mệt mỏi nhưng vẫn vận động không ngừng để hướng đến nhịp sống sinh hoạt thường ngày. Giữa buổi chiều mùa thu miền sơn cước, nổi bật lên hình ảnh chòm mây được nhân hóa như một sinh thể hữu hình mang theeo tâm trạng cô đơn, lẻ loi.Nỗi cô dơn của chòm mây cũng như mang theo nỗi niềm của người tù nơi đất khách quê người. Nhà thơ tả ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh. Đó là sự mệt mỏi, cô đơn của người tù khi kết thúc một chặng đường đày ải. Hình ảnh thơ quen thuộc, gần gũi, chân thực kết hợp với nghệ thuật đối làm nổi bật cái mênh mông của vũ trụ và cái nhỏ nhoi của cảnh vật. Qua hai câu thơ đầu, Hồ Chí Minh đã phác họa nên một bức tranh vừa cổ điển nhưng rất bình dị, gần gũi. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác. Bên cạnh bức tranh thiên nhiên, người đọc còn bắt gặp bức tranh đời sống con người:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

 Ma túc bao hoàn lô dĩ hồng”

(Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng).

Điểm nhìn hướng về mặt đất, hướng về đời sống con người với hình ảnh trung tâm là “sơn thôn thiếu nữ”. Đây là hình ảnh vô cùng bình dị, trẻ trung, khỏe khoắn của người lao động. Dường như con người không hề nhỏ bé, mờ lấp trong không gian của núi rừng mà trở thành tâm điểm của bức tranh thơ. Điệp ngữ chuyển tiếp theo lối vắt dòng “Ma bao túc” _ “Bao túc ma hoàn” tạo nhịp điệu tuần hoàn, gợi vòng xoay của chiếc cối xay ngô cũng là vòng thời gian trôi chảy. Ngòi bút Hồ Chí Minh không cần hạ chữ “tối” mà người đọc vẫn nhận ra thời gian và không gian. Việc sử dụng nghệ thuật lấy sáng tả tối, lấy không gian để tả thời gian với hình ảnh “lò than rực hồng” đem đến những cảm nhận hết sức thú vị. Đặc biệt, chữ “hồng” được coi là nhãn tự của bài thơ, đem đến cảm nhận về hơi ấm, ánh sáng, niềm vui và sự tin yêu. Mạch thơ có sự vận động từ tối đến sáng, từ buồn đến vui. Qua bức tranh đời sống con người, Hồ Chí Minh bộc lộ một tâm hồn nghệ sĩ hài hòa trong cốt cách người chiến sĩ. Tư tưởng của nhà thơ thể hiện cái nhìn lạc quan, hướng tới tương lai.

>> Xem thêm:  Phân tích cảnh đám tang gương mẫu trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng

Về nghệ thuật, Bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển ờ đề tài, thể thơ tứ tuyệt. Bút pháp chấm phá, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được sử dụng tinh tế. Điệp ngữ chuyển tiếp, cách dùng từ linh hoạt, tinh tế.Về nội dung, mạch thơ vận động hướng về sự sống, ánh sáng. Qua đó thể hiện một cái tôi thi sĩ, chiến sĩ bản lĩnh, vững vàng.

Với “Chiều tối”, Hồ Chí Minh đã góp vào dòng thơ chiều một bức tranh vừa quen thuộc, vừa mới mẻ, độc đáo. Bên cạnh đó, ta còn thấy được bức chân dung tinh thần tự họa của người thi sĩ-chiến sĩ Cách Mạng. Có thể nói, “chiều tối” nói riêng, “Nhật kí trong tù” nói chung không chỉ có giá trị về mặt tư tưởng mà còn bộc lộ nét tài hoa tỏng bút pháp sáng tác của Bác.

Phạm Ngọc Khuê

Lớp 11S3 – Trường THPT Kim Liên, Hà Nội

Bài viết liên quan