Phân tích bài thơ “Đàn ghi ta của Lor ca” của Thanh Thảo- văn lớp 12


Đề bài: Phân tích bài thơ “Đàn ghi ta của Lor ca” của Thanh Thảo

Bài làm

Nhà thơ Thanh Thảo là nhà thơ nổi tiếng có phong cách riêng, có cái tôi cá nhân vô cùng ấn tượng trong nền thi ca nước nhà. Những tác phẩm của ông đem tới những cái nhìn tươi mới, phong cách ngôn ngữ hiện đại.

Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor ca” nằm trong tập thơ Khối vuông rubich” đã để lại sức hấp dẫn sâu sắc trong lòng người đọc về nhân vật chính là Lor ca người nghệ sĩ của đất nước Tây Ban Nha.

Nhân vật Lor ca là cái tên tượng trưng cho tự do, cho những đấu tranh không mệt mỏi về những con người của giai cấp vô sản đòi hòa bình, đòi quyền sống tự do bác ái. Nhiều người tìm cách sát hại Lor ca. Nhân vật này mãi mãi làm biểu tượng của sự tin yêu, của người dân Tây Ban Nha thần tượng, tôn kính.

Tác giả Thanh Thảo đã vô cùng tinh tế khi mượn lời thư của mình gợi mở tới những khát khao về tự do chiều dài của thời gian và chiều rộng của không gian khi nhắc tới người nghệ sĩ tài hoa này. Cả cuộc đời nhân vật Lor ca đã sống chiến đấu cho hòa bình tự do nhưng cuối cùng ông bị chết do chế độ phát xít tàn ác hãm hại.

Thanh Thảo đã viết bài thơ này với những câu thơ phóng khoáng không viết hoa đầu dòng, tác giả muốn cho người đọc tò mò về những gì mình sắp nói.

Những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

Li la li la li la li la

Đi lang thang về miền đơn độc

Với vầng trăng chuếnh choáng

Trên yên ngựa mỏi mòn

Trong khổ thơ này thể thơ nhẹ nhàng, nhịp bài thơ chậm chạp, thể hiện sự gợi cảm của tác giả khi nhắc tới đất nước xa xôi Tây Ban Nha vô cùng xinh đẹp, nơi có tiếng đàn ghi ta vô cùng đắm say lòng người, có đấu trường thành Rome với những trận đấu bò tót rực lửa. Trong những câu thơ của mình tác giả tạo ra sự mờ ảo hoang lạnh “Tiếng đàn bọt nước” như tái hiện sự tan biến, chỉ như một bọt nước đẹp trong một chốc lát mà thôi. Nó giống như một dự báo không được may mắn.

>> Xem thêm:  Tả một người lao động trí óc mà em biết - Văn mẫu lớp 2

Đất nước Tây Ban Nha là một đất nước mà người dân ở đây vô cùng thích những trận đấu bò tót ác liệt, mạnh mẽ, trong câu thơ của mình tác giả Thanh Thảo đã gợi mở tới những hình ảnh tượng trưng cho đất nước xinh đẹp này.

Tuy nhiên, trong những câu thơ của mình tác giả còn ẩn ý những ý nghĩa sâu sắc khác những trận đấu bò tót này còn là biểu tượng của chế độ phát xít tàn nhẫn, ác độc, thể hiện cho sự độc quyền bá chủ chèn ép những người dân yêu tự do hòa bình.

Đồng thời tiếng đàn ghi ta còn thể hiện cho cuộc chiến đấu giữa người nghệ sĩ chân chính, yêu cái đẹp khát khao tự do hạnh phúc với thế lực hung bạo, ngang tàn.

Tây Ban Nha

Hát nghêu ngao

Bỗng kinh hoàng

Áo choàng bê bết đỏ

Lor ca bị điệu về bãi bắn

Chàng đi như người mộng du

Trong khổ thơ này những hình ảnh như “áo choàng bê bết đỏ” “kinh hoàng” thể hiện sự chua xót, xót xa cho số phận của một người nghệ sĩ tài hoa. Một con người sống vì chính nghĩa, vì niềm tin tự do, hạnh phúc, và công lý đã bị giết một cách tàn nhẫn, man dợ.

Tác giả Thanh Thảo đã dùng những lời thơ tha thiết, để diễn tả lên tâm trạng hoang mang, kinh hoàng của mình trước cái chết thảm khốc, của người nghệ sĩ chân chính, người anh hùng Lor ca.

>> Xem thêm:  Phát biểu suy nghĩ của anh (chị) khi đọc đoạn văn miêu tả thác nước và “thạch trận" mà ông lái đò sông Đà phải vượt qua trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Tuy nhiên, trong lời thơ hình ảnh Lor ca hiện lên vô cùng hiên ngang, không hề thể hiện sự lo lắng, tiếng hát nghêu ngao, thể hiện sự bình thản chấp nhận cái chết như một sự “mộng du” không có gì để hối tiếc vì những gì mình đã làm.

Tiếng ghi ta nâu

Bầu trời cô gái ấy

Tiếng ghi tar lá xanh biết mấy

Tiếng ghi tar tròn bọt nước vỡ tan

Tiếng ghi tar ròng ròng máu chảy

Điệp tự “Tiếng ghi ta” được lặp đi lặp lại nhiều lần khiến cho người đọc cảm thấy chua xót, ai oán trong lòng. Tiếng ghi ta gắn liền với người dân bình dị gắn liền với người anh hùng yêu tự do Lor ca. Tiếng ghi ta cất lên thể hiện sự khát khao tự do, hạnh phúc của người dân Tây Ban Nha trước tội ác của bọn phát xít

Những tiếng đàn như thể hiện sự bất tử của mình, thể hiện sự ai oán, than trách cho cuộc sống nhiều bất công, khi đã lấy đi sinh mạng của một người nghệ sĩ tài hoa cả cuộc đời đấu tranh vì hòa bình của nhân dân.

Không ai chôn cất tiếng đàn

Tiếng đàn như cỏ mọc hoang

Giọt nước mắt vầng trăng

Long lanh trong đáy giếng

Tiếng đàn kia là những âm điệu của người nghệ sĩ tài hoa, là tâm hồn của Lor ca hòa vào tiếng đàn để tạo thành những âm thanh ma mị, không chôn cất, cỏ mọc hoang tàn thể hiện cho sự hoang sợ, tiêu điều của tiếng đàn cũng như ngôi mộ của người nghệ sĩ Lor ca. Thể hiện cho sự xót thương ai oán của tác giả Thanh Thảo trước nhân vật anh hùng này. Những sinh cống hiến của người nghệ sĩ Lor ca không được đền đáp xứng đáng mà bị ngăn chặn, hủy diệt một cách tàn nhẫn

>> Xem thêm:  Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến

Tuy Lor ca chết đi nhưng tiếng đàn của người nghệ sĩ này trở thành bất tử, có ý nghĩa cao đẹp tới mãi về sau này. Nó trở thành biểu tượng thiêng liêng của những người yêu nghệ thuật, yêu tự do và muốn giải thoát mình khỏi kiếp nô lệ, bị trói buộc

Đường chỉ tay đã đứt

Dòng sông rộng vô cùng

Lor ca bơi sang ngang

Trên chiếc ghita màu bạc

Chàng ném lá bùa cô gái Digan

Vào xoáy nước

Chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt.

Trong khổ thơ này tác giả Thanh Thảo viết về sinh mệnh của Lor ca như một sự chấm dứt. Người nghệ sĩ Lor ca khi tham gia những hoạt động đấu tranh vì tự do, hòa bình cũng đã lường trước những hậu quả có thể xảy ra với mình nhưng ông vẫn tiếp tục sự nghiệp của mình mà không hề e sợ. Chính vì vậy, khi bị chế độ phát xít triệu tập và sát hại cũng không hề khiến Lor ca cảm thấy hoang mang, lo lắng đó mà một kết thúc mà ông đã dự báo trước từ lâu.

Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor ca” là một bài thơ có phong cách độc đáo, ngôn ngữ giàu sức biểu cảm kể về cuộc đời hoạt động đấu tranh đòi tự do của người nghệ sĩ chân chính, yêu hòa bình. Bài thơ đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc tiếc thương cho một người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan