Phân tích bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến


Đề bài: Phân tích bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến

Bài làm

Nhà thơ Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nổi tiếng của nền thi ca Việt Nam trong thời kỳ phong kiến của nước ta. Ông có nhiều tác phẩm hay thể hiện tình yêu quê hương đất nước cũng như khí khái ngay thẳng của mình. Nhưng trong đó chùm thơ về mùa thu là gây được ấn tượng mạnh mẽ nhất với người đọc. Đặc biệt là bài thơ "Thu Điếu" hay còn dịch là Câu cá mùa thu. Bài thơ "Thu Điếu" là bài thơ đã thể hiện sâu sắc biện pháp tả cảnh ngụ tình lấy cảnh đẹp của quê hương đất nước để nói lên tình yêu của tác giả Nguyễn Khuyến dành cho quê hương của mình.

Bài thơ "Thu Điếu" được tác giả viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, một thể thơ quen thuộc nhưng vô cùng tinh tế nhiều sức biểu cảm đã gắn bó với người đọc Việt Nam qua nhiều tác phẩm. Thông qua bài thơ cảnh thiên nhiên đất trời ở những làng quê Việt Nam hiện lên vô cùng tươi đẹp, làm say đắm lòng người. Trong hai câu đầu của bài thơ "Thu Điếu" tác giả nguyễn Khuyến đã nói lên một chiếc ao quê trong veo, cùng một chiếc thuyền câu nhỏ bé, trong không khí mùa thu se se lạnh nhưng không hề gợi lên chút buồn bã hay một chút cô đơn nào thấp thoáng trong bài thơ. Ngược lại nó chỉ gợi lên sự thanh tịnh, yên tĩnh bình yên thư thái trong tâm hồn con người cũng như cảnh vật mà thôi. Một bức tranh mùa thu nơi thôn quê tuyệt đẹp tránh xa mọi ồn ào, thị phi, cuộc sống nơi đây thật trong veo và đáng yêu.

>> Xem thêm:  Giới thiệu một vài nét về Vũ Trọng Phụng và chương “Hạnh phúc của một tang gia"

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”.

phan tich bai tho cau ca mua thu - Phân tích bài thơ Thu Điếu của Nguyễn KhuyếnPhân tích bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến

Cách reo vần của tác giả Nguyễn Khuyến về "veo" "teo" thể hiện một sự tinh tế trong khả năng chơi chữ của tác giả Nguyễn Khuyến vừa khiến người đọc cảm thấy dễ hiểu, và dễ thuộc. Bức tranh mùa thu trong hai câu thơ đầu làm cho người đọc cảm nhận được một không gian bao la, yên tĩnh có một người ngồi trên chiếc thuyền nhỏ trầm ngâm buông câu, một cuộc sống ung dung tự do tự tại.

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo”.

Trong hai câu thơ tiếp theo của bài thơ "Thu Điếu" của Nguyễn Khuyến thể hiện sự phối hợp màu sắc vô cùng tinh tế giữa màu xanh biếc khi hòa hợp với màu lá vàng tạo nên bức tranh nên thơ màu sắc. Nghệ thuật đối lập trong từng câu thơ tạo nên sự thu hút hấp dẫn người đọc. Một không gian êm đềm mênh mông với những màu mây xanh ngắt tạo nên một bức tranh mùa thu êm đềm dịu dàng, một xóm vắng xôn xao, lặng lẽ với những con đường nhỏ bé đơn sơ ít người qua lại nhưng không gian lại gợi lên sự bình yên đến nao lòng.

“Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.

Trong tư thế ngồi chờ đợi của một người câu cá vô cùng ung dung thanh nhàn, tác giả Nguyễn Khuyến đã viết lên những vần thơ vô cùng sinh động, thể hiện một cuộc sống thanh nhàn, ung dung tự tại của một con người thoát khỏi vòng danh lợi thoát khỏi sự bon chen trong cuộc sống nơi quan chức.  Những âm thanh nghe đâu đây làm nổi bật lên không gian yên ắng tĩnh mịch của chiếc ao thu. Cảnh vật và con người như giao hòa làm một, con người và thiên nhiên như những người bạn thân thiết tri kỷ, gắn bó với nhau trong một khung cảnh bình yên của thôn quê Việt Nam.

>> Xem thêm:  Soạn Tiếng Việt lớp 4 tập 2 chuẩn chương trình Sách giáo khoa

Bài thơ "Thu Điếu" của Nguyễn khuyến là một bài thơ tả cảnh ẩn tình vô cùng tài tình đặc sắc thể hiện tài văn chương, khả năng sử dụng từ ngữ của Nguyễn Khuyến. Tác giả Nguyễn Khuyến đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, gợi lên trong lòng bạn đọc nhiều kỉ niệm đẹp đẽ về vùng quê trên đất nước ta. Với nghệ thuật gieo vần "eo" tạo nên cho bài thơ những âm điệu nhẹ nhàng dễ nghe, dễ đọc, và cả dễ nhớ. Một phong cách sáng tác riêng biệt của nhà thơ Nguyễn Khuyến làm cho bài thơ "Thu Điếu" trở nên sống động và có sức sống mãnh liệt trong lòng người đọc.

Bài thơ  "Thu Điếu" của nhà thơ Nguyễn Khuyến là một bài thơ hay viết về cảnh thiên nhiên ở những vùng nông thôn Việt Nam. Thông qua bài thơ ta thêm yêu nhiều hơn những miền quê yên ắng thanh tĩnh và thêm cảm phục tác giả Nguyễn Khuyến khi ông đã rời xa chốn quan trường về quê hưởng thú vui điền viên, thanh nhàn điều này không phải ai cũng có thể làm được.

Bình Minh

Bài viết liên quan