Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương


Đề bài: Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương

Bài làm

Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi đang còn sống lại càng hiếm hoi hơn. Thơ Trần Tế Xương lị khác. Trong sáng tác của ông, có hẳn một đề tài về bà Tú gồm cả thơ, văn tế, câu đối.Bà Tú từng chịu nhiều vất vả gian truân trong cuộc đời, nhưng bà lại có niềm hạnh phúc là ngay lúc còn sống đã được đi vào thơ ông Tú với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của chồng. Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú ương viết về bà Tú.

Trong xã hội đương thời, chế độ nam quyền lên ngôi. Người phụ nữ phải vừa làm vợ, làm mẹ, lại vừa lo gánh vác mọi công việc trong gia đình. Đầu tắt mặt tối, lặn lội vất vả, nhưng có mấy ai được chồng quý trọng? Tế Xương không những thương vợ, mà còn rất hiểu những công việc vợ làm hàng ngày:

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Bà Tú là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, chịu thương chịu khó lại giàu đức hi sinh. Bà tảo tần buôn bán chỉ để Nuôi đủ năm con với một chồng. Câu thơ chia ra thành hai vế rõ ràng. Một bên là năm con, một bên là một chồng, chiếc đòn gánh hai đầu nặng trĩu đang đè lên vai người phụ nữ. Thậm chí, bà còn không ngại sóng gió hiểm nguy để Lặn lội thân cò khi quãng vắng. Ca dao dân gian đã có rất nhiều bài thơ dùng hình ảnh con cò để nói về số phận vất vả, cực nhọc của người nông dân:

>> Xem thêm:  Cảm nhận của Anh/Chị về hai đoạn thơ sau: "Gió theo lối gió, mây đường mây... Có chờ trăng về kịp tối nay?" ("Đây thôn Vĩ Dạ" - Hàn Mặc Tử); "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc... Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"("Tràng giang" - Huy Cận)

Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tối có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!

Hay:

Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về?

Hình ảnh con cò đã trở nên quá quen thuộc trong ca dao Việt Nam. Nay Tế Xương lại một lần nữa dùng con cò để nói về chính người vợ đảm đang của mình.

Có người nói bản thân ông là chồng, là nam nhi sức dài vai rộng, biết thương vợ, vậy tại sao không biến tình thương ấy thành hành động cụ thể. Sao ông không đỡ đần bà những công việc nặng nhọc, cùng bà nuôi đủ năm con ? Thương vợ, nhưng sao ông lại để một mình vợ gánh vác hết tất cả mọi công việc, mọi lo toan? Thưa rằng, thời ông đang sống là thời của chế độ nam quyền. Chính bản thân ông cũng bị chế độ ấy chi phối. Ông là nhà văn, nhà thơ, nhưng nghề ấy đâu có thể kiếm được tiền để nuôi thân? Bởi thế, dù ông có giỏi, có viết lên những bài tác phẩm để đời thì cuộc sống cơm áo gạo tiền vẫn là một gánh nặng cho bà Tú. Mình bà phải lo cho cả một lũ con nheo nhóc, lại công thêm người chồng với cái nghề bút sách tưởng chừng như rất sang trọng, rất cao quý nhưng lại chẳng mang về được đồng tiền nào. Bao nhiêu nỗ lực của bà, bao nhiêu công lao to lớn được ông Tú gói gọn trong một từ đủ. Đủ nghĩa là đủ đầy, dù không sung túc nhưng cũng không thiếu thốn gì.

>> Xem thêm:  Bức tranh thiên nhiên qua hai câu thơ cuối trung bài thơ Chiều tối của Bác.

Bà lặn lội ngày qua ngày, lao mình vào cuộc sống bon chen. Nhưng chưa một lần bà than vãn nửa lời. Đức hi sinh cao cả của bà lại một lần nữa được ông Tú ngợi ca:

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

Dẫu năm nắng hay mười mưa, dẫu có vất vả đến chừng nào, bà Tú vẫn âm thầm chịu đựng. Miễn sao năm con với một chồng có cuộc sống ấm êm, hạnh phúc. Đến với nhau vì duyên, nhưng ở với nhau lại vì nợ. Không biết duyên được bao nhiêu mà giờ bà Tú đang phải gánh vác cái nợ quá lớn trên vai. Nợ ở đây là những công việc lo toan cho cuộc sống hàng ngày của gia đình. Với nghề viết văn viết thơ, ông Tú không giúp gì được cho bữa cơm của gia đình, cho những ngày mưa nắng bà Tú dãi dầu ở mom sông. Nhưng dù thế nào, người phụ nữ ấy vẫn chẳng dám quản công.

Bà Tú càng hi sinh vất vả bao nhiêu, ông Tú lại càng nghĩ suy bấy nhiêu. Ông trách thời đại, trách cuộc đời. Nhưng điều đó có ý nghĩa gì khi chính bản thân ông cũng không thể nào làm trái lại với chế độ nam quyền đang lộng hành khắp xã hội? Ông cúi đầu nhìn lại mình, tự trách bản thân mình Có chồng hờ hững cũng như không. Ông không thể bỏ cây bút, bỏ trang giấy để xắn quần lên lặn lội làm thân cò cùng vợ. Ông chỉ biết cảm thương sâu sắc tới người vợ tảo tần của mình.

>> Xem thêm:  Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức

Trong xã hội lúc ấy, không phải chỉ có một mình bà Tú phải chịu đựng cuộc sống cực nhọc như vậy, mà hầu hết tất cả mọi người nông dân đều có chung số phận. Nhưng không phải ai cũng được chồng thấu hiểu và yêu thương như bà. Dù không giúp được gì cho bà, nhưng những tình cảm chân thành, ông Tú cũng đã phần nào xoa dịu đi những mệt mỏi cho bà. Tình cảm ấy thật đáng trân trọng biết bao.

 

Bài viết liên quan