Phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh – Văn mẫu lớp 7 tuyển chọn


Tiếng gà trưa là một trong những bài thơ hay nhất của nữ sĩ Xuân Quỳnh viết về đề tài chiến tranh. Tuy nhiên, cái mà nhà thơ hướng đến không phải cái khắc nghiệt của chiến tranh mà là tình yêu quê hương đất nước sâu nặng của những người con đã đứng lên cầm súng, bảo vệ độc lập nước nhà. Em hãy phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh để thấy được hết những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ này.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

+ Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam.

+ “Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay viết về tình cảm gia đình mà cụ thể là tình cảm bà cháu.

2. Thân bài

-Bài thơ viết năm 1968, trong lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt.

-Âm thanh tiếng gà trưa khơi nguồn cảm xúc:

+ Trên đường hành quân, khi dừng chân bên xóm nhỏ, nghe tiếng gà trưa biết bao kỉ niệm tuổi thơ ùa về.

+ Điệp từ “nghe” cùng với nhệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tạo nên tính nhịp điệu cho khổ thơ

-Những kỉ niệm tuổi thơ được gợi nhắc lại: kỉ niệm bên ổ trứng hồng với những con gà mái mơ, mái vàng; Kỉ niệm bị bà mắng khi xem gà đẻ; hình ảnh người bà chắt chiu từng quả trứng để mua cho cháu bộ quần áo mới…

>> Xem thêm:  MS36 - Cảm nhận về bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương

-Tình cảm bà cháu là bắt nguồn của tình yêu Tổ quốc: “Cháu chiến đấu hôm nay… Ổ trứng hồng tuổi thơ”

3. Kết bài

– Nêu cảm nhĩ về bài thơ

+ “Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay viết về tình cảm bà cháu.

+ Từ âm thanh giản dị của làng quê mà gợi lên bao kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, êm đềm.

II. Bài viết

   Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về  những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ như thế. Bài thơ là tình cảm bà chú thiêng liêng, tình cảm ấy chính là mạch nguồn của tình yêu quê hương, đất nước.

   Bài thơ được viết năm 1968, lúc ấy cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra vô cùng ác liệt, lớp lớp thanh niên cầm súng lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Họ đi và mang trong mình những nỗi nhớ da diết về gia đình, về quê hương. Chính vì thế, khi nghe hoặc khi thấy một hình ảnh, một âm thanh nào đó của quê hương, trong lòng họ lại trào dâng cảm xúc. Và người chiến sĩ trong bài “Tiếng gà trưa” cũng vậy. Những kỉ niệm tuổi thơ của người chiến sĩ ùa về trong hoàn cảnh đặc biệt:

                           “Trên đường hành quân xa

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ về người thân trong gia đình

                           …Nghe gọi về tuổi thơ”

auto draft 1 - Phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh – Văn mẫu lớp 7 tuyển chọn
Phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

Trên đường hành quân, dừng chân tại một xóm nhỏ yên bình, thanh vắng, người chiến sĩ nghe thấy âm thanh của tiếng gà “nhảy ổ” – một âm thanh vô cùng quen thuộc và gần gũi của làng quê, trong lòng người chiến sĩ lại trào dâng lên những cảm xúc. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt đã làm sống dậy cả một trời thương nhớ. Điệp từ “nghe” và nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác khiến cho cảm nhận của người chiến sĩ trở nên tinh tế, nhẹ nhàng. Tiếng gà đã làm xao động nắng trưa, không gian như bừng tỉnh, cựa cuội. Tiếng gà cũng làm cho bàn chân nười chiến sĩ bớt mệt mỏi. Và tiếng gà làm sống dậy những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm.

   Quê nhà hiên lên rõ nét trong tâm tưởng của người chiến sĩ và những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ cũng lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thuộc và gần gũi. Tiếng gà trưa gợi nhắc lại kỉ niệm bên ổ trứng hồng của những con gà mái mơ, mái vàng. Tiếng gà trưa làm người cháu nhớ đến hình ảnh người bà sớm hôm tần tảo. Rồi kỉ niệm bị bà mắng khi xem gà đẻ, hình ảnh “tay bà khum soi trứng”, chắt chịu từng quả trứng hồng đem bán để mua cho cháu bộ quần áo mới. Suốt một đời lam lũ, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mình mà chỉ luôn lo lắng, quan tâm cho cháu. Bà mong rằng khi mùa đông đến, đàn gà không bị chết rét để cuối năm bán gà mua cho cháu bộ quần áo mới “quần chéo go”, “áo trúc bâu”. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm và thiêng liêng cùng với bao khát vọng tuổi thơ như gói gọn trong tiếng gà trưa:

>> Xem thêm:  Đoàn kết dân tộc Việt Nam đã thành lẽ sống. Bởi thế cha ông ta thường nhắc nhở: "Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao ". Hãy làm sáng tỏ nội dung câu ca dao và từ đó rút ra cho mình bài học về đoàn kết trong cuộc sống

                                        “Tiếng gà trưa

                                      …Giấc ngủ hồng sắc trứng”

Tình bà cháu thắm thiết, sâu nặng. Từ những giấc ngủ êm đềm của tuổi thơ, từ tình bà chau thiêng liêng, bất diệt đã dệt nên tình yêu Tổ quốc trong lòng người chiến sĩ:

                                 “Cháu chiến đấu hôm nay

                               …Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Khổ thơ như lời tâm sự chân thành của người cháu nới chiến trường xa xôi gửi về người bà kính yêu nơi quê nhà. Tình bà cháu chính là mạch nguồn thiêng liêng nuôi dưỡng tình yêu Tổ quốc trong lòng người lính trẻ.

   “Tiếng gà trưa” là một tác phẩm hay của Xuân Quỳnh viết về tình cảm bà cháu. Từ âm thanh quen thuộc của làng quê, tác giả gợi lên bao kỉ niệm đẹp của tuổi thơ êm đềm bên người bà yêu dấu.

Bài viết liên quan