Phân tích bài thơ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ


Đề bài: Phân tích bài thơ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Bài làm

Chiến tranh luôn là nỗi sợ khủng khiếp của mọi người, mọi nhà. Chiến tranh khiến mẹ lìa con, vợ lìa chồng, khiến gia đình li tán đau thương. Không ít nhà thơ đã viết lên nỗi đau của chiến tranh. Không những người ra đi phải vùi mình trong bom đạn, mà người ở lại cũng ê trề, đau đớn. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn là một trong những tác phẩm nói về tình cảnh đau khổ, nhớ thương da diết của người chinh phụ có chồng đi lính. Nói về chiến tranh, nhưng tác phẩm không hề có tiếng súng, tiếng đạn mà chỉ có nỗi lòng sâu nặng của người vợ nhớ chồng đang tiễn đưa tuổi xuân vào tháng ngày chờ trông mịt mờ, vô vọng. Những nỗi niềm đau đáu ấy được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu chẳng nói nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương.

Đúng như tiêu đều của đoạn trích, hình ảnh người chinh phụ buồn rầu, đau đớn quẩn quanh trong từng câu thơ, từng dòng chữ. Giữa không gian mênh mông và thời gian vô tận, nàng biết làm gì để vơi đi nỗi nhớ thương? Chiến tranh đến bao giờ mới ngưng lại, và chồng nàng liệu có trở về hay không? Những nỗi niềm ấy thấm đều trong từng bước chân cô liêu của nàng. Tháng ngày đằng đẵng, liệu nàng có thể chịu đựng được đến bao giờ trong cảnh cô đơn này? Mỗi bước chân là mỗi nỗi sầu thống thiết. Trong vô thức, người chinh phụ đưa tay kéo rèm, rồi lại cuộn rèm. Nỗi nhớ nhung và đau khổ đã biến người vợ trẻ trở nên thẫn thờ như một người vô hồn. Bởi toàn bộ tâm trí của nàng đang hướng về một người duy nhất là người chồng ở nơi biên ải xa xôi. Ở nơi ấy, chàng có khỏe không, sương gió lạnh lùng, chiến tranh nguy hiểm, hẳn là chàng vất vả lắm. Nhưng buồn thay, càng ngóng trông, lại càng bặt vô âm tín. Nàng oán hận chiến tranh phi nghĩa, oán hận những kẻ đã gây nên tình cảnh này. Nhưng nếu có thể biết rằng ở nơi xa xôi ấy, chồng nàng vẫn bình yên, có lẽ nàng sẽ bớt lo lắng hơn. Nhưng đáp lại những tháng ngày đợi chờ chỉ là sự im lặng, là bóng đêm lạnh lùng cô liêu. Nếu như trước đây, ánh đèn đêm khuya là ngọn lửa hồng soi sáng tình yêu của đôi vợ chồng trẻ, thì giờ đây ánh đèn ấy lại trở thành những hi vọng mong manh, lụi tàn về ngày được đoàn tụ với chồng. Nàng tự hỏi Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng? Và rồi nàng lại tự trả lời:

>> Xem thêm:  Hãy tưởng tượng mình là Đăm Săn để kể lại trận đánh Mtao Mxây. (Yêu cẩu lập dàn bài)

Đèn có biết dường bằng chẳng biết

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Ánh đèn trở nên cô liêu và đơn độc. Trong đêm tối, ánh đèn có ý nghĩa gì không khi chỉ còn lại một mình nàng chống trọi với những đêm thâu trăn trở trong nhung nhớ, đợi chờ? Và ở nơi xa xôi kia, chàng có hiểu được lòng nàng đang thổn thức ở chốn này? Không một từ ngữ nào có thể diễn tả được nỗi buồn của nàng. Nàng chỉ biết ngẩn ngơ ra ngóng vào trông. Nàng phải đối mặt với không gian bốn bề vắng lặng. Dù trong không gian ấy cũng có chút âm thanh và cảnh vật, nhưng tất cả đều không thể nào xua tan được nỗi buồn đang ngự trị trong lòng nàng.

Gà eo óc gáy sương năm trống

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.

Khắc giờ đằng đẵng như niên

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển sa.

Hương gượng đốt hồn đà mê mải

Gương gượng soi lệ lại châu chan

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn

Dây uyên kinh đứt phím loan ngại ngùng.

Đêm nào người chinh phụ cũng đếm đủ năm lần tiếng gà gáy canh. Trọn đêm thâu nàng nhung nhớ, lo âu cho người chồng ngoài mặt trận. Hình ảnh của nàng thật đáng thương. Đời người có hạn nhưng năm tháng lại dài vô tận, biết đến bao giờ nàng mới được đoàn tụ cùng chồng? Nàng đếm từng bước chân, và giờ lại ngóng từng tiếng gà gáy để mong trời sáng, mong thời gian qua đi thật nhanh, mong người chồng trở về bình an vô sự. Chiến tranh càng khốc liệt, lòng nàng lại càng lo toan. Ngoài chiến trường, chồng nàng và những người lính khác phải lao mình vào trận đấu sinh tử. Ở nơi quê nhà, những người vợ như nàng cũng phải chống trọi với nỗi cô đơn và sự chờ trông vô vọng suốt ngày này qua ngày khác. Năm tháng dài đằng đẵng, còn tuổi xuân có hạn. Họ chia cách nhau đúng lúc tình yêu đang mặn nồng nhất. Giá như tiếng gà gáy có thể đốt cháy thời gian và rặng hòe trước sân có thể xóa tan màn đêm lạnh lẽo thì người chinh phụ đã không phải thổn thức, ngẩn ngơ với nỗi buồn vô tận. Nàng nhớ lại phút giây hai vợ chồng đốt hương thề nguyền hẹn ước. Với tình yêu chung thủy, son sắt, lời thề ấy nàng không bao giờ quên. Nhưng vì chiến tranh, nàng không thể nào vì hạnh phúc riêng của mình mà không cho chồng đi lính. Nàng cầm hương lên đốt, để một lần nữa nhắc nhớ bản thân mình về lời thề linh thiêng ấy, để tin rằng chàng chắc chắn sẽ trở về. Nhưng tháng ngày mịt mờ quá, và chiến tranh hiểm nguy quá, nàng không thể kìm được lòng mình khiến hồn đà mê mải.

>> Xem thêm:  Soạn bài khái quát lịch sử tiếng việt

Gương gượng soi lệ lại châu chan

Chiếc gương trước đây để nàng trang điểm thêm xinh nay lại khiến nàng phải gượng soi khi nàng hiểu rằng tuổi xuân đang qua đi một cách phũ phàng đầy thương tiếc. Nàng tiếc không phải mình đang già đi, mà tiếc vì không được dành trọn tuổi xuân bên người mình yêu thương. Giọt lệ tuôn rơi như nói hộ bao nỗi buồn nặng trĩu trong lòng nàng. Nàng đến bên cây đàn kỷ niệm, nhưng gảy đàn lúc này có ý nghĩa gì không khi người nghe đã không còn ở đây nữa?

Lòng này gửi gió đông có tiện?

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên

Non Yên dù chẳng tới miền,

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong

Cảnh buồn người thiết tha lòng

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.

Trong đau khổ và tủi hờn, người chinh phụ vẫn giữ gìn tấm lòng thủy chung và lời hẹn ước của mình khi còn bên nhau. Chỉ có điều, nàng không biết nỗi nhớ này có được chàng thấu hiểu? Nàng gửi lòng mình tới Non Yên dù biết rằng Non Yên xa xôi lắm, mịt mờ lắm. Tác giả cũng chỉ dùng hình ảnh ước lệ để nói lên nỗi lòng của người chinh phụ đang cô đơn, đang đau khổ. Từ nơi nàng tới non Yên là cả một không gian rộng lớn, và từ hôm nay cho tới ngày chồng trở về cũng là khoảng thời gian vô tận.

>> Xem thêm:  Phân tích thái độ nhân vật Huấn Cao

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời

Khi nói đến trời, người ta thường dùng từ vời vợi để chỉ sự xa xôi nhưng ở đây lại là thăm thẳm. Ý của câu thơ không chỉ đến trời nữa, mà xoáy sâu vào nỗi lòng của người chinh phụ đang đau đáu nhớ chồng. Đêm khuya vắng lặng, lại thêm Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun càng làm cho nỗi buồn của nàng thêm thê thiết, sâu đậm. Giờ đây, bóng đêm đã bao trùm lấy người chinh phụ bé nhỏ, yếu mềm.

Tình yêu và nỗi nhớ của nàng không những thể hiện tấm lòng chung thủy, nghĩa tình của người chinh phụ dành cho chồng, mà hơn hết nói lên bi kịch đau thương của chiến tranh. Tình cảnh của nàng lúc này do chiến tranh phi nghĩa gây nên. Và nếu như người chinh phụ mượn cảnh tả tình, thì tác giả lại mượn tâm tình của nàng để thể hiện sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

Bằng những hình ảnh ước lệ và phép so sánh khéo léo, nhà thơ không những mang đến cho người đọc một tác phẩm rất hay và ý nghĩa về tình nghĩa vợ chồng, mà còn tố cáo những kẻ gian ác đã gây nên chiến tranh hiểm nguy khiến người người, nhà nhà phải chịu cảnh đau thương, bi đát.

Bài viết liên quan