Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận


Đề bài: Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Bài làm

Nhà thơ Huy Cận là một nhà thơ trong phong trào thơ mới. Ông có nhiều tác phẩm để lại tiếng vang trong nền thi ca Việt Nam. Trong đó bài thơ "Tràng Giang" là một bài thơ hay thể hiện một nỗi buồn mênh mang, bâng khuâng của tác giả trước cảnh nước mất nhà tan. Khi nhìn hình bóng quê nhà chìm trong khói bom đạn lửa. Xuyên suốt bài thơ "Tràng Giang" là một tâm trạng cô đơn khi thấy quê hương của mình bị kẻ thù giày xéo. Đó là nỗi buồn của một thế hệ người khi chưa tìm ra con đường đi đúng đắn cho quê hương, tổ quốc của mình.

Tựa đề của bài thơ là "Tràng Giang" đã thể hiện một con sông mênh mông, một con sông dài rộng ngút ngàn không nhìn thấy bờ bến. Thể hiện một nỗi buồn mênh mang trời biển của một con người có tấm lòng yêu nước.

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về, nước lại sầu trăm ngả    
Củi một cành khô lạc mấy dòng

Những câu thơ đầu của bài thơ "Tràng giang" thể hiện một nỗi buồn sâu sắc, mênh mang, một nỗi buồn chất chứa những muộn phiền khó nói thành lời. Một nỗi buồn "điệp điệp" thể hiện một nỗi buồn vô tận, hai từ láy "điệp điệp" và  "song song" tạo thành một sự lạc lõng cô đơn của một con người không tìm thấy lối đi cho cuộc sống của mình, trước cảnh nhân tình thế thái đang có nhiều nỗi muộn phiền. Tác giả lo lắng cho vận nước, thù nhà cho quê hương của mình. Hình ảnh một cành củi khô nhưng lại bị bơ vơ xuôi ngược lạc giữa dòng thể hiện một cuộc nỗi buồn mênh mang, không tìm ra đường đi cho mình.

>> Xem thêm:  Phân tích vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong Tự tình (bài II)

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu

Trong khổ thơ thứ hai của bài thơ "Tràng Giang" thể hiện một sự bất lực một nỗ buồn tê tái, khi cảm thấy con người nhỏ bé lơ thơ, thể hiện một sự vắng vẻ lại có những nỗi buồn mênh mang, não nề. Ngay cản những tiếng huyên náo của những phiên chợ khi cảnh chợ sung túc cũng đã không còn xuất hiện nữa, bởi vì chợ chính là nơi để con người buôn bán và có thể lưu thông hàng hóa thể hiện một cuộc sống bình yên, sung túc một một triều đại. Nhưng "chợ đã xa" thể hiện một sự suy thoái của thời đại, một nỗi buồn da diết tê tái.  Trong khổ thơ này thể hiện một nỗi buồn tê tái, nhưng cồn cỏ, thể hiện một sự bơ vơ trong cảnh thiên nhiên có nhiều tiêu điều hoang sơ. "Nắng xuống" đối lập với "trời lên" thể hiện sự đối lập trong cách sử dụng từ ngữ của tác giả Huy Cận vô cùng tinh tế. Trong mỗi câu thơ đều thể hiện một nỗi buồn da diết sầu thảm, sự bao la rộng lớn của vũ trụ xung quanh con người.

phan tich bai tho trang giang - Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Phân tích bài thơ Tràng giang 

Tác giả Huy Cận đã sử dụng những từ ngữ thể hiện sự cô đơn, hoang sơ, sự "cô liêu" của bản thân mình trước cảnh sông nước trong lúc xế tà, một không gian mênh mang của trời đất. Nỗi buồn cô quạnh thấm đẫm trong từng vần thơ, thể hiện một tâm trạng nhớ nhà thương nước của tác giả trước cảnh trời đất bao la.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật Xolocop trong truyện “Số phận con người” của nhà văn Solokhop

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

Trong khổ thơ thứ bài của bài thơ "Tràng Giang" tác giả Huy Cận đã thể hiện một sự chuyển biến, thiên nhiên không còn quá buồn bã, yên tĩnh tới mức thê lương nữa, mà trong hình ảnh có sự vận động nhè nhẹ. Hình ảnh những cánh bèo dạt lững lờ trôi gợi lên cho người đọc những suy nghĩ về những kiếp người nhỏ bé vô định, sống tồn tại mà không hề biết trước tương lai, mục đích sống của mình sẽ đi đâu về động. Hình ảnh những cánh bèo trôi vô định không phương hướng chính là nỗi niềm của con người lúc này khi đứng trước bến sông mà không tìm thấy cho mình một chuyến đò, để có thể về lại quê hương, không biết cuộc sống của mình sẽ đi đâu về đâu. Trong khổ thơ này tác giả Huy Cận đã nói lên tâm trạng vô định, hoang mang không có nơi để đi không biết trước tương lai sẽ ra sao, mọi thứ đều mịt mờ không lối thoát.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Trong khổ thơ cuối của bài thơ "Tràng Giang" nhà thơ Huy Cận muốn nhắn gửi những nỗi niềm của mình thông qua cuộc sống thiên nhiên hùng vũ. Trước những cảnh sông nước thể tác giả thể hiện một nỗi buồn xa vắng, một nỗi buồn vô định, không tìm ra lối thoát cho mình. 

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Tương tư của nhà thơ Nguyễn Bính – Bài văn của Hà Thu chuyên văn

Hình ảnh "chim nghiêng cánh" đó là một hình ảnh ẩn dụ vô cùng tinh tế thể hiện một cánh chim lạc lõng giữa bầu trời xanh bao la. Một cánh chim trước đất trời bao la vô định mênh mang không tìm tới bến đậu bình yên của mình. Hai câu thơ cuối cùng  của bài thơ khiến cho người đọc cảm thấy nghẹn ngào xúc động trước tình cảm tác giả dành cho quê hương đất nước của mình

Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Trong không gian bao la tác giả Huy Cận đã thể hiện một nỗi buồn mênh mang của mình khi nhớ tới quê hương đất nước nhớ đến những con người yêu thương của mình. Trong lúc này tâm trạng của nhà thơ thể hiện sự hoang vắng, một sự nhớ nhung mãnh liệt dành cho quê hương của mình.

Bài thơ "Tràng Giang" của thi sĩ Huy Cận đã phác họa lên một bức tranh chân dung vô cùng sầu muộn, thể hiện tâm trạng cô liêu, vô định của một người khi phải xa quê hương, muốn trở lại quê hương của mình nhưng không được. Nỗi buồn của tác giả khi nhìn thấy quê hương của mình chìm trong những ngày tháng tang tóc thê lương mà không thể làm gì để giải thoát cuộc sống đó. Nó chính là nỗi buồn nhân thế của một thế hệ người chứ không riêng gì tác giả, bởi những năm trước cách mạng tháng Tám nhiều người vẫn chưa tìm được lối đi cho mình khi cuộc sống của kiếp thuộc địa khiến con người ta khốn khổ.

Bình Minh

Bài viết liên quan