Phân tích nhân vật Xolocop trong truyện “Số phận con người” của nhà văn Solokhop


Xô – cô- lốp là nhân vật chính trong truyện ngắn Số phận con người. Bằng những hiểu biết của mình sau khi học xong truyện ngắn này, anh chị hãy viết bài phân tích nhân vật Xolocop trong truyện “Số phận con người” của nhà văn Solokhop.

Dưới đây là dàn ý và bài văn hoàn chỉnh cho đề bài phân tích nhân vật Xô-cô- lốp, các bạn hãy cùng tham khảo để có thêm nhiều thông tin thú vị cho bài viết của mình nhé!

I. Dàn ý cho đề bài phân tích nhân vật Xô-cô- lốp

1. Mở bài cho đề phân tích nhân vật Xô-cô- lốp

Một trong số những tác phẩm nói về con người với chiến tranh ấy là “Số phận con người” của nhà văn nổi tiếng Sôlôkhốp. Câu chuyện nổi bật với hình ảnh nhân vật Xôlôcốp, một con người có nhiều điều đáng nói.

2. Thân bài cho đề phân tích nhân vật Xô-cô- lốp

– Nhà văn đã xây dựng hình ảnh nhân vật của mình bằng những nét tính cách, những phẩm chất cao quý, kiên cường, đại diện cho con người Nga lúc bấy giờ. Một con người gắn với những mốc lịch sử thăng trầm của xã hội Nga.

– Trước chiến tranh, gia đình ông  Xô- cô- lốp đều chết vì đói, ông phải đi làm thuê mọi nghề để có thể bươn trải co cuộc sống của chính mình.

– Sau đó anh lấy một cô gái cũng có cùng cuộc sống đau khổ như anh làm vợ.

– Chiến tranh nổ ra, như những người đàn ông khác anh phải ra mặt trận chiến đấu.

–  Bị bắt làm tù binh và bị hành hành ngược đãi tàn ác, vợ con anh lại bị địch bắt giết hại.

– Ngày chiến thắng đã cận kề thế nhưng Xôlôcốp lại nghe tin người con trai của mình đã chết.

– Sau chiến tranh Xôlôcốp sống một mình với nghề lái xe tải.

– Những tưởng số phận trêu đùa tàn khốc với Xôlôcốp, đang trong lúc cô độc, đau buồn nhất của cuộc đời thì anh gặp được Vania.

– Cũng giống như Xôlôcốp mất đi gia đình của mình còn lại cô độc trong cuộc sống này. Một mảnh đời cần người bên cạnh để vơi đi nỗi đau mất gia đình, một mảnh đời còn lại cần một tương lai ở phía trước.

– Bằng sự đồng cảm và tình thương của mình anh nhận Vania làm con nuôi. Một quyết định xuất phát từ tình yêu thương chân thành.

>> Xem thêm:  Bài viết số 6 lớp 10 văn giới thiệu

3. Kết bài cho đề phân tích nhân vật Xô-cô- lốp

Tác phẩm cũng là giọt nước mắt khóc thương cho số phận của những con người nhỏ bé phải gánh chịu những hậu qua nặng nề của cuộc chiến tranh tàn khốc gây ra. Qua đó thể hiện tinh thần nhân đạo, tình yêu thương giữa con người với con người của nhân dân Nga.

II. Bài tham khảo cho đề bài phân tích nhân vật Xô-cô- lốp

Đề tài chiến tranh là đề tài đã được rất nhiều  tác giả đề cập đến trong văn học. Chiến tranh đã cướp đi cuộc sống bình yên của con người, không chỉ vậy, khi chiến tranh kết thúc cuộc sống của những người chiến sĩ, những người trong chiến đấu vẫn bị ảnh hưởng rất nhiều. Một trong số những tác phẩm nói về con người với chiến tranh ấy là “Số phận con người” của nhà văn nổi tiếng Sôlôkhốp. Câu chuyện nổi bật với hình ảnh nhân vật Xôlôcốp, một con người có nhiều điều đáng nói.

Nhà văn đã xây dựng hình ảnh nhân vật của mình bằng những nét tính cách, những phẩm chất cao quý, kiên cường, đại diện cho con người Nga lúc bấy giờ. Một con người gắn với những mốc lịch sử thăng trầm của xã hội Nga.

Cuộc đời của Xôlôcốp được chia làm ba giai đoạn: trước, trong và sau chiến tranh. Trước chiến tranh, gia đình ông đều chết vì đói, ông phải đi làm thuê mọi nghề để có thể bươn trải co cuộc sống của chính mình. Sau đó anh lấy một cô gái cũng có cùng cuộc sống đau khổ như anh làm vợ. Vợ chồng lao động cật lực để xây được một căn nhà nhỏ để cả gia đình chung sống hạnh phúc.

Thế nhưng chiến tranh nổ ra, như những người đàn ông khác anh phải ra mặt trận chiến đấu. Chịu nhiều thương đau anh  bị bắt làm tù binh và bị hành hành ngược đãi tàn ác. Không chịu chói anh dũng cảm trốn thoát khỏi thân phận tù binh, thế nhưng đau đớn thay vợ con anh lại bị địch bắt giết hại. Anh chỉ còn lại một người con lớn cũng theo cha đầu quân nơi chiến trận, trở thành một sĩ quan hồng quân. Ngày chiến thắng đã cận kề thế nhưng Xôlôcốp lại nghe tin người con trai của mình đã chết. “Tôi đã chôn trên đất người, đất Đức, niềm vui sướng và niềm hi vọng của tôi!”. Hi sinh cả cuộc đời để phấn đấu, đến khi cả gia đình nhỏ hạnh phúc, thứ mà một con người bình dị ao ước cũng bị chiế tranh cướp đi. Không còn mất mát nào có thể diễn tả. Ấy thế nhưng anh không một lời ca thán, không một lời oán trách. Chỉ một câu nói anh gửi lại tất cả niềm hi vọng, niềm vui, niềm hạnh phúc trên mảnh đất này, mảnh đất với cuộc chiến tàn khốc đã cướp đi tất cả của anh.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân- văn lớp 12

Sau chiến tranh Xôlôcốp sống một mình với nghề lái xe tải. Những tưởng số phận trêu đùa tàn khốc với Xôlôcốp, đang trong lúc cô độc, đau buồn nhất của cuộc đời thì anh gặp được Vania. Cuộc gặp gỡ ấy như một sự sắp đặt của thượng đế, một món quà mà người ban tặng cho hai con người đau khổ. Bé Vania là một đứa trẻ mồ côi, cha mẹ đã chêt trong cuộc chiến tranh ấy. Cũng giống như Xôlôcốp mất đi gia đình của mình còn lại cô độc trong cuộc sống này. Một mảnh đời cần người bên cạnh để vơi đi nỗi đau mất gia đình, một mảnh đời còn lại cần một tương lai ở phía trước. Bằng sự đồng cảm và tình thương của mình anh nhận Vania làm con nuôi. Một quyết định xuất phát từ tình yêu thương chân thành.

Sau khi nhận nuôi Vania Xôlôcốp nhẹ nhóm và hạnh phúc biết nhường nào vì đã có người bầu bạn, có người để anh được yêu thương như con của mình, phần nào bù đắp nỗi đau mất vợ con mà anh phải trải qua. Khoảng khắc ấy anh xúc động đến nghẹn ngào, hai mắt thì mờ đi, người run lên, tay chân thì run lẩy bẩy. Niềm hạnh phúc ấy đến có lẽ quá bất ngờ. Anh  cảm thấy như được hồi sinh, như cuộc sống một lần nữa bắt đầu lại từ đầu.

Khi Xôlôcốp đưa Vania về nhà, bà chủ múc súp cho đứa bé đứng nhìn nó ăn mà nước mắt chảy ròng ròng. Đó là tiếng khóc thương cho hoàn cảnh của đứa bé, là tiếng khóc thương cho chính thân phận của Xôlôcốp. là giọt nước mắt cảm phục trước tấm lòng nhân hậu của Xôlôcốp trước những mảnh đời bất hạnh.

>> Xem thêm:  Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà (Tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân)

Xôlôcốp và tác giả có điểm nhìn hoàn toàn trùng khớp, cùng hướng về những con người bé nhỏ, cùng sẽ chia cho số phận của họ.

Nhà văn đã miêu tả một cách chân thực nhất cuộc sống của nhân vật Xôlôcốp mà không hề đánh bóng hay làm tăng thêm sự khó khăn để lấy được tình cảm của bạn đọc. Cuộc sống của Xôlôcốp hiện ra một cách bình dị, với những khó khăn hết sức đời thường. Khó khăn của một người đàn ông phải chăm một đứa bé, khó khăn trong công việc lái xe tải mà anh đang làm. Xe anh chỉ quét nhẹ phải con bò nhưng anh bị tước bằng, bị mất việc, và lại phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cho cuộc sống trước mắt. Không chỉ phải đối diện với khó khăn về vật chất, Xôlôcốp còn phải đối diện với những áp lực về tinh thần, hậu quả mà chiến tranh để lại. Đêm nào anh cũng nằm mơ để thức dậy là gối đẫm nước mắt. Anh cứ sông như vậy nhưng không hề gục ngã bởi anh có tình yêu thương đù bọc, có thứ tình cảm gia đình với bé Vania.

Nhân vật Xôlôcốp là một nhân vật có những đức tình vô cùng đẹp đẽ, đại diện cho con người Nga thời bấy giờ. Xôlôcốp có tính kiên cường. Anh luôn đứng vững trên đôi chân của mình, không gục ngã trước khó khăn, những tai họa của cuộc đời. Xôlôcốp mang lòng nhân hậu. Một con người trải qua nhiều mất mát đau thương những tưởng sẽ phải căm thù chế độ, căm thù cuộc đời nhưng không, Xôlôcốp vẫn giàu lòng yêu thương với mọi người đặc biệt là với bé Vania. Một tấm lòng nhân ái, một nhân cách đáng quý.

Tính cách của Xôlôcốp tiêu biểu cho tính cách nhân đạo của nhân dân lao động nước Nga thời bấy giờ. Những con người có tấm lòng nhân hậu, luôn yêu thương đùm bọc lẫn nhau để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tác phẩm cũng là giọt nước mắt khóc thương cho số phận của những con người nhỏ bé phải gánh chịu những hậu qua nặng nề của cuộc chiến tranh tàn khốc gây ra. Qua đó thể hiện tinh thần nhân đạo, tình yêu thương giữa con người với con người của nhân dân Nga.

Bài viết liên quan