Phân tích bài thơ Tự Tình của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương


Đề bài: Phân tích bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương.

Bài làm

Văn học Việt Nam dù là thời kì nào, khuynh hướng nghệ thuật nào thì ở các nhà vă, nhà thơ cũng có chung tiếng nói nhân đạo, bênh vực thân phận người phụ nữ Việt Nam. Nổi bật hơn cả trong đa dạng những tiếng bênh vực ấy có một nữ thi sĩ tự bênh vực cho bất công mà chính bản thân mình phải chịu. Thông qua “Tự tình”, Hồ Xuân Hương đã giãi bày nỗi cô đơn, tủi phận và khao khát được thoát khỏi thực tại tầm thường nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bế tắc:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!”

Hồ Xuân Hương sống vào khoảng nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX đồng thời được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm thời bấy giờ. Hồ Xuân Hương là người đa tài, phóng khoáng, giao thiệp rộng rãi nhưng trái lại con đường hôn nhân gặp nhiều ngang trái, hai lần lấy chồng đều làm vợ lẽ.

Bài thơ “Tự tình” mang nỗi lòng của người con gái hồng nhan phải sống giữa cảnh cô đơn, sầu muộn nơi lầu son gác tía. Qua đó, Hồ Xuân Hương than thở về thân phận người phụ nữ xưa.

Hai câu thơ đầu tiên khắc họa chân dung kẻ hồng nhan cô đơn tới bẽ bàng:

>> Xem thêm:  Thiên nhiên trong thơ Bác phản ánh tâm hồn lớn của nhà thơ Hồ Chí Minh. Hãy chứng tỏ điều đó qua các bài thơ Chiều tối, Giải đi sớm, Mới ra tù, tập leo núi

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non”

Phông nền cho nhân vật trữ tình mang tên “cái hồng nhan” xuất hiện là không gian văng vẳng tiếng trống điểm canh và thời gian “đêm khuya”. Đây là một hoàn cảnh thường gợi buồn thương, cô quạnh.

Số phân vật trữ tình bèo bọt tới mức chỉ được gọi là “cái” và đang trong trạng thái “trơ”. Hồng nhan chỉ người con gái đẹp người, đẹp nết và mang tâm hồn nhạy cảm, đa mang. Từ “trơ” được đảo lên đầu câu mang ý nhấn mạnh trạng thái phô trương quá mức vẻ đẹp của một người con gái đẹp. Nhưng ai để ý tới đây? Đặt “hồng nhan” trong thế tương xứng “nước non” thông qua từ “với” càng thể hiện nỗi cô đơn tuyệt đối của thân phận đẹp nhưng bèo bọt, nhỏ bé trước thực tại rộng lớn.

Bóng dáng nhân vật trữ tình dần rõ nét hơn:

“Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn”

Đó là chân dung một nữ thi sĩ phóng khoáng ngồi đó uống rượu ngắm trăng. Thưởng rượu dưới trăng là thú vui muôn đời của các bậc nhân sĩ. Nhưng với nhân vật trữ tình, nó là cách để thể hiện nỗi trăn trở không nguôi trong lòng. Các trạng thái đối lập “say” – “tỉnh”, “khuyết” – “tròn” gợi lên nhiều mối mâu thuẫn, tâm trạng phức tạp của con người.

phan tich bai tho tu tinh cua nu thi si ho xuan huong - Phân tích bài thơ Tự Tình của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương

Phân tích bài thơ Tự Tình

Mặt khác, hình ảnh trăng vốn luôn quen thuộc trong văn học. Trăng xuất hiện để tri âm với thi nhân:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

>> Xem thêm:  Sự phù hợp giữa các yếu tố hình thức (nhan đề, không gian, thời gian, điểm nhìn, bút pháp miêu tả, ngôn ngữ) với nội dung tư tưởng của truyện Hai đứa trẻ (Thạch Lam).

Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

(“Vọng nguyệt” – Hồ Chí Minh)

Ở đây, tác giả đã tự vận mình vào trăng để thể hiện tuổi xuân của mình tựa như ánh trăng đang bước sang kì xế bóng, gần như qua đi giai đoạn thanh xuân đẹp nhất của cuộc đời. Vậy mà hạnh phúc chỉ có “khuyết” và “chưa tròn”.

Quá chán trường trước thực tại, Hồ Xuân Hương khao khát được thay đổi và thoát khỏi hiện thực:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

Tác giả sử dụng nhiều động từ mạnh “xiên”, “đâm” để bày tỏ khao khát mạnh mẽ được thoát khỏi tâm trạng u uất này. Nhà thơ ẩn thân vào rêu – loài cây bé nhỏ, yếu ớt mang sức mạnh rạch đôi mặt đất vươn mình lên. Rồi thi sĩ lại hóa thân vào đá gắn liền với mặt đất để vươn mình rạch đôi bầu trời. Người phụ nữ đang làm một cách mạng tâm tưởng, truất quyền năng tuyệt đối để làm nên những bứt phá giới hạn lớn lao. Lần đầu tiên trong văn học trung đại và lần đầu tiên trong một bài thất ngôn bát cú đậm tính Đường thi lại sử dụng những động từ cấm kị ít ai dám dùng. Hồ Xuân Hương đâu chỉ lật đổ thực tại trái ngang, bà còn lật nhào cả một chế độ cường quyền phong kiến bất công, tàn bạo.

Ước muốn của thi sĩ rồi đây có thực hiện được không? Hai câu kết là đáp án:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!”

Trở về với thực tại, ta lại bắt gặp nỗi chán trường: “ngán nỗi”. Mặt khác, cặp từ đối lập “đi” – “lại” và điệp từ “xuân”, “lại” tạo nên một chuỗi vận động tuần hoàn của tâm hồn nhân vật trữ tình. Từ buồn bã, chán ngán tới bức bối rồi khao khát thoát khỏi và cuối cùng trở lại với nỗi chán ngán. Điều này thể hiện nhà thơ vẫn luôn tự ý thức được thực tại bi thương của mình.

>> Xem thêm:  Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 11 Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu

Tác giả sử dụng từ ngữ thật độc đáo! Đã “tí” lại còn “con con”, đó là sự ít ỏi tới mức tối thiểu. Có độc một mảnh tình này thôi cũng phải mang đi chia sẻ với người khác để rồi còn lại cho mình chút ít. Hạnh phúc vốn đã không thể sẻ chia nay còn bị xé thành nhiều mảnh, còn lại bao nhiêu cho tác giả đây? Hồ Xuân Hương đã nói lên tâm sự của những người phụ nữ làm dâu lẽ mà chưa ai từng bênh vựa trước đó và cả mãi sau này cũng không thấy ai. Điều này đã làm nên chất nhân văn, nhân đạo cho bài thơ.

Bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương theo thể thất ngôn bát cú với các phần đề-thực-luận-kết đúng như quy luật Đường thi song lại chứa nhiều yếu tố độc đáo, mới mẻ trong ngôn từ và biện pháp nghệ thuật, nhờ đó chuyển tải thành công thân phậm, tâm trạng và khát vọng của người phụ nữ xưa. Càng hiểu sâu sắc bài thơ tôi càng chắc chắn rằng bà Hồ quả là một “hiện tượng độc đáo” trong dòng lịch sử thi ca Việt Nam.

Hoài Lê

Bài viết liên quan