Phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu


Phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu

Bài làm

Đặng Thai Mai từng nhận xét: “Phan Bội Châu là một người can đảm, vui vẻ trong những giờ phút nguy hiểm và hoạn nạn”. Điều này đúng với con người của Phan Bội Châu trong những ngày ông bị giam ở nhà ngục Quảng Đông. Trong lúc cận kề bên cái chết nhưng ông vẫn luôn ung dung, lạc quan, ta có thể thấy điều này được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”.

  Năm 1913 Phan Bội Châu bị băt ở Quảng Đông, quân phiệt định dùng tính mạng của ông để trao đổi với thực dân Pháp ở Đông Dương nhằm mượn đường xe lửa xuyên Việt nhưng không thành. Đến năm 1917 thì Phan Bội Châu được trả lại tự do.

Bị giam cầm nhưng ông không hề nghĩ mình thất bại, lúc nào ông cũng thản nhiên, vui tươi và lạc quan với thời thế:

                           “Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

                             Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”

  Vào tù, phải sống trong sự kìm kẹp, giam hãm của nhà tù nhưng ông vẫn sống thanh thản, hồn nhiên, vui tươi, vẫn giữ được cốt cách của người có chí lớn với cách mạng. Ông chỉ coi nhà tù như là nơi nghỉ chân của mình sau những ngày mệt mỏi, gian khổ. Câu thơ mở đầu với điệp từ “vẫn” được tác giả sử dụng rất tài tình, nó khẳng định một thái độ vững vàng không hề nao núng trước nhà tù thực dân. Trong “Pha trò-Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh” cũng đã viết:

>> Xem thêm:  Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-téc

                       “Ăn cơm nhà nước ở nhà công

                         Lính tráng thay phiên đến hộ tòng

                         Non nước dạo chơi tùy sở thích

                         Làm trai như thế cũng hào hùng!”

  Là một nhà chiến sĩ cách mạng, có chí lớn phải tung hoành năm châu bốn biển nên không bị ràng buộc bởi gia đình, ông luôn coi năm châu bốn biển là nhà:

                         “Đã khách không nhà trong bốn biển

                         Lại người có tội giữa năm châu”

  Ông tự cho mình là người tự do, bô ba nhiều nên luôn coi bốn biển là nhà của mình. Ông bị bắt giam khi sự nghiệp cách mạng vẫn còn đang dang dở nên ông luôn nghĩ mình là “người có tội” đối với đất nước, với dân tộc. Đây là thái độ tự phê phán bản thân, nghiêm khắc với bản thân khi chưa hoàn thành được nhiệm vụ.

  Dù bị giam trong tù ngục, nhưng tình thần, ý chí quyết tâm của Phan Bội Châu không có gì có thể thây đổi được:

                         “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

                           Mở miệng cười tan cuộc oán thù”

  Mạch cảm xúc của lời thơ đến đây đã thay đổi rõ rệt, hai câu thơ này như được cất lên từ trái tim của người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Đó là lí tưởng, lẽ sống và là con đường mà ông đã lựa chọn đi theo. Từ “Bủa tay” đã khẳng định chắc chắn tinh thần của ông, ông muốn ôm lấy dân, lấy nước, muốn dùng chính khả năng, trí tuệ và sức lực của mình để man lại tự do, niềm vui và hạnh phúc cho nhân dân. Kẻ thù xâm lược tạo nên bao nhiêu mất mát, đau thương cho dân ta, nhưng ông vẫn phải “mở miệng cười tan’ để lấy đó làm động lực giúp bản thân có ý chí hơn trong con đường đi tìm chân lí cách mạng.

>> Xem thêm:  Em hãy phân tích hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ qua văn bản Hoàng Lê nhất thống chí, Hồi thứ mười bốn.

                          “Thân này hãy còn, còn sự nghiệp

                            Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”

  Hai câu thơ này đúc kết hoài bão to lớn của người chiến sĩ cách mạng. Từ “còn” được lặp lại ở giữa câu, tạo nên sự ngắt nhịp cho người đọc, nó thể hiện sự quyết tâm, ý chí kiên cường, bất khuất của người chiến sĩ. Chỉ cần người chiến sĩ còn tồn tại thì sự nghiệp cũng sẽ theo đó mà tồn tại chứ không bị mất đi vì bị giam cầm nơi tù ngục. Người chiến sĩ sẽ dốc hết sức lực của mình để hoàn thành sự nghiệp, những nguy hiểm gian lao không hề tạo nên sự ngăn cản, nhụt chí hay thất bại của ông.

  Đọc bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” ta không thể không ngưỡng mộ, khuất phục trước tình thần anh dũng, kiên cường bất khuất của Phan Bội Châu. Đó cũng chính là tinh thần kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ cách mạng trên con đường đi tìm chân lí, tìm tự do độc lập về cho dân tộc ta.

Bài viết liên quan