Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương


Đề bài: Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Bài làm

Bài thơ Viếng lăng Bác được tác giả Viễn Phương viết trong năm 1976 trong lần đầu tiên khi tác giả ra Hà Nội viếng lăng Bác. Bài thơ thể hiện tâm trạng dưng dưng xúc động của tác giả khi nhìn thấy khung cảnh thiêng liêng nơi đây, thể hiện tình cảm kính mến của tác giả dành cho chủ tịch Hồ Chí Minh.

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
.

Câu thơ mở đầu thể hiện tấm lòng của người con dành cho người cha của mình. Tác giả xưng "con" với "Bác" như người con dành cho người  cha đáng kính của mình. Bác Hồ kính yêu của chúng ta là một người không có gia đình, người không có một người con ruột nào nhưng lại có hàng triệu người con, chính là những con dân của người.

phan tich vieng lang bac 1 - Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Phân tích bài thơ Viêng lăng Bác

Tác giả cảm thấy hình ảnh hàng tre xanh tươi giống như hình ảnh ẩn dụ của những người dân Việt Nam kiên cường trong giông tố, mưa bão. Hình ảnh hàng tre chính là hình ảnh ẩn dụ nói lên những phẩm chất tốt đẹp của những người dân nước ta luôn hiên ngang kiên cường. Những cây tre luôn sống thành từng thành, bầy lũy không bao giờ sống một mình thể hiện tinh thần đoàn kết. Như những người dân Việt Nam luôn đoàn kết với nhau trong kháng chiến tạo nên sức mạnh toàn dân.

>> Xem thêm:  Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Duy – Tác giả của bài Ánh trăng

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" chính là hình ảnh Bác Hồ vị anh hùng của cả dân tộc Việt Nam. Một con người được ví như mặt trời của cả dân tộc ta là người đã có công tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Con đường cách mạng để nhân dân Việt Nam thoát kiếp nô lệ lầm than. Dù Bác không còn nữa nhưng những người thương nhớ Bác vẫn ngày ngày dâng những bông hoa thành kính để tưởng nhớ sự biết ơn của họ dành cho người. Một con người đã dành trọn vẹn tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của mình. Một người chưa bao giờ được hưởng một ngày hạnh phúc.
 

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Trong những câu thơ này của bài thơ "Viếng lăng Bác" tác giả muốn chối bỏ sự thật phũ phàng rằng Bác đã không còn ở trên đời này nữa. Một quy luật sinh – lão- bệnh – tử của cuộc đời. Ai rồi cũng phải ra đi cũng phải về với đất mẹ. Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng vậy. Nhưng Bác luôn sống mãi trong lòng những người dân yêu nước. 
Tác giả sử dụng từ láy "Mãi mãi" nhằm thể hiện một quy luật không là muôn đời, con người ai rồi cũng phải ra đi cũng phải về với đất mẹ thiêng liêng. Nên việc Bác ra đi là điều quy luật của cuộc sống. Nhưng trong lòng của những người còn sống Bác như còn sống mãi.

>> Xem thêm:  Em hãy thuyết minh về cây vải

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…

Trong khổ thơ này thể hiện một ước mơ của tác giả muốn được sống bên Bác. Muốn làm con chim ca hót bên Bác, muốn là bông hoa tỏa hương cho Bác, muốn là cây tre để được sống mãi bên Bác. Đó là một ước mơ giản dị, chân thành, thiết tha xúc động của một người con dành cho người cha của mình. Cây tre luôn là một cây tre luôn sống ngay thành cây tre trung hiếu, trong bài thơ khẳng định tấm lòng thủy chung son sắc của tác giả dành cho Bác Hồ – một con người dành trọn cả tuổi thanh xuân của mình với quê hương đất nước.

Bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương là bài thơ thể hiện sự thành kính của tác giả dành cho Bác Hồ cho vị cha già dân tộc của mình. Bài thơ chính là những cảm xúc nghẹn ngào, biết ơn của người con với người cha của mình.

Bình Minh

Bài viết liên quan