Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương – Văn lớp 8


Đề bài: Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương – Văn lớp 8

Bài làm

Ngày quốc khánh 30/4 – 1/5 đang tới gần,, mỗi chúng ta lại bổi hồi nhớ về những năm tháng vàng son của đất nước, nhớ về Bác, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sự ngưỡng mộ, lòng tôn kinh với Bác không gì có thể so sánh được. Qua bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương ta có thể thấy được tiếng nói, nỗi niềm tâm sự của nhân dân miền Nam dành cho Bác và cũng là nhân dân cả nước nói chung

Bài thơ được mở đầu bằng chính cảm xúc của tác giả khi từ miền Nam vào lăng thăm Bác

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

Mở đầu bài thơ là khung cảnh được tác giả miêu tả ở bên ngoài lăng. Nhà thơ xưng “con” và gọi “Bác”, cách xưng hô gần gũi, lời thơ mộc mạc giản dị, chất chưa bao nỗi niềm nhớ thương, kinh trọng đối với Người. Ta cảm nhận được sự xúc động mãnh liệt của tác giả qua câu thơ “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”, tác giả đã dùng từ “thăm” chứ không phải từ “viếng” như một người chiến sĩ, một người cách mạng tới gặp Người, qua đó cũng là để giấu đi nỗi niềm đau thương đang chất chứa trong lòng mình. Hình ảnh cây tre hiện lên, gây ấn tượng mạnh mẽ với nhà thơ “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”. Hình ảnh cây tre Việt Nam thân thuộc, gần gũi với bao làng quê, tác giả đến thăm lăng Bác mà có cảm giác như được về chính với quê hương, làng bản như về chính với những câu hò quen thuộc, với mái nhà tranh với câu hát đưa nôi thủa nào.

>> Xem thêm:  Soạn bài Quê Hương

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

“Hàng tre xanh xanh” hiện lên chân thực trước mắt tác giả, với màu xanh quen thuộc với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Từ hàng tre là hình ảnh thực, cụ thể bên lăng Bác được nhà thơ liên tưởng tới với sức sống bền bỉ, sức chịu đựng dẻo giai của dân tộc “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Qua đó ta cảm nhận được, lăng Bác như ở giữa lòng dân tộc, được sự bảo vệ của cả quê hương, đất nước.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Cũng là hình ảnh “mặt trời”, nhưng hình ảnh “mặt trời”trong câu thơ đầu tiên là hình ảnh thực, là mặt trời của thiên nhiên, vũ trụ, ngày ngày đem lại sự sống cho muôn loài. Bằng hình ảnh ẩn dụ, tác giả ví Bác như chính “mặt trời”. Mặt trời của cách mạng, đem lại sức sống mới cho nhân dân Việt Nam, soi tỏ con đường cách mạng. Chẳng thế mà nhà thơ “Tố Hữu” đã từng viết

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Màu sắc “rất đỏ” làm cho câu thơ mang sức sống bất diệt, mặt trời của thiên nhiên có lúc tàn, lúc rạng nhưng “mặt trời của nhân dân Việt Nam” thì luôn luôn tỏa sáng, soi tỏ con đường cách mạng của dân tộc ta

Hòa vào dòng viếng lăng, nhà thơ ngậm ngùi, với lòng tiếc thương vô hạn

>> Xem thêm:  Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Hình ảnh “dòng người” vào viếng lăng với những dòng hoa bất tận, nhưng ở đây tác giả muốn nói đến một hình ảnh khác với ý nghĩa tượng trưng. Dòng người bất tận xếp hàng vào thăm lăng Bác giống như kết thành một “tràng hoa”. “Tràng hoa” đó là hội tụ của tất cả những người dân Việt Nam trên mọi miền đất nước, hay phải chăng dòng người đó đã dùng sự biết ơn, lòng thành kinh sâu sắc của mình kết thành “tràng hoa” đẹp nhất dâng lên người.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vần biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

Đối với tác gỉả, Bác chỉ như đang ngủ, một giấc ngủ bình yên như bao giấc ngủ khác. Bác vẫn nằm đó, ngay trước mắt nhà thơ hiền lành, nhân từ như “một vầng trăng sáng dịu hiền”. Trong khổ thơ trước, nhà thơ ví bác như “mặt trời” luôn tràn đầy sức sống luôn rực cháy của nhân dân Việt Nam thì đến đoạn thơ này hình ảnh người cha già dân tộc lại được tác giả ví như “vầng trăng” dịu nhẹ, tỏa ánh sáng dịu hiền soi tỏ trong lăng. Tác giả đã thật khéo léo khi sử dụng hình ảnh liên tưởng độc đáo, tạo nên bất ngờ cho nhà thơ. Ta có cảm giác như Bác vẫn chưa đi xa, mà chỉ như đang chìm vào trong một giấc ngủ dài. như trời xanh bao la vẫn còn mãi. Cùng với hai hình ảnh “mặt trời, vầng trăng” và “trời xanh” đã tạo nên một mối tổng hòa, hợp nhất của vũ trụ bao la. Có thể nói, với nhà thơ Viễn Phương, Bác là sự hiện thân cho sự trường tồn của dân tộc, cho những chân lý sáng ngời cho con đường cách mạng Việt Nam. Đúng như thế, nhà thơ Tổ Hữu cũng đã từng viết “Người là cha, là bác, là anh”.

>> Xem thêm:  Hãy kể một kỷ niệm đáng nhơ về con vật nuôi mà em yêu thích

Khổ thơ cuối là nỗi niềm của tác giả khi ra về, với bao lưu luyến, buồn thương

Mai về miền Nam dâng trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

Bài thơ được bắt đầu bằng hình ảnh “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” và kết thúc bài thơ là hình ảnh “Mai về miền Nam…”. Tâm trạng nhà thơ trước lúc chia tay bao lưu luyến, xót thương “dâng trào nước mắt”. Câu thơ mộc mạc, giản dị như chính những con người Nam Bộ. Nhà thơ sử dụng nghệ thuật điệp từ “muốn làm….muốn làm……….muốn làm” thể hiện sự mong muốn tốt bậc, mong muốn thiết tha được hóa thân làm cảnh vật bên cạnh người. Muốn làm con chim để có thể cất cao tiếng hót dâng lên Người, làm đóa hoa để có thế dâng hương thơm ngát và làm một cây tre “trung hiếu”, bảo vệ giấc ngủ cho Người

Bằng tình cảm, sự biết ơn chân thành dành cho Người, bài thơ “Viếng lăng Bác” được viết bằng tình cả niềm yêu thương, trở thành một bản tình ca sâu sắc cho bao thế hệ Việt. Dù bao năm tháng đã đi qua, dù bao thế hệ mới đã trưởng thành nhưng khi đọc lại “Viếng lăng Bác” – chúng ta lại bổi hồi xúc động, nhớ về Bác, vị cha già của dân tộc Việt Nam

Nguồn: Văn mẫu hay

Bài viết liên quan